Không có gì để chấp giữ

Mọi hướng dẫn về tỉnh thức đều có cùng một điểm chung: Hãy có mặt ngay chỗ ta đang đứng. Tỉnh thức giữ cho ta có mặt ngay chỗ ta đang đứng cả về không gian lẫn thời gian. Khi chúng tôi dừng lại ở đó và không hành động, không đè nén, không đổ lỗi cho ai khác, và cũng không tự trách mình, ở đó chúng ta gặp một câu hỏi mở mà không có câu trả lời. Ở đó, chúng ta gặp chính mình.
Vấn đề là liên tục khám phá chứ không chạy trốn, ngay cả khi chúng ta thấy rằng cái gì đó là không phải như chúng ta nghĩ. Đó là những gì chúng ta sẽ khám phá một lần nữa, một lần nữa và một lần nữa. Chẳng có gì giống như chúng ta nghĩ đâu. Tôi dám đoan chắc như vậy. “Không” không phải là như chúng ta nghĩ. Tỉnh thức hay sợ hãi cũng vậy. Bi mẫn không phải như chúng ta nghĩ. Tình yêu, Phật tính, lòng can đảm - tất cả đều là những mã ngôn từ chỉ cho những thứ mà chúng ta không thực biết trong tâm trí, nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể trải nghiệm. Đây là những ngôn từ dùng để mô tả cuộc sống thực khi mà chúng ta để cho mọi thứ tự biểu hiện và chúng ta thực sự sống trong giây phút hiện tại.

Nghịch lý thiết yếu

Trong Tâm Kinh, một trong những đệ tử lớn của Đức Phật, tôn giả Shariputra (Xá Lợi Phất), hỏi ngài Quán Thế Âm - vị bồ-tát hiện thân của lòng từ bi - rằng: "Trong cuộc sống, làm thế nào để áp dụng trí tuệ Ba-la-mật vào lời nói, hành động và suy nghĩ của mình? Đâu là chìa khóa để rèn luyện? Và tôi phải nhận thức như thế nào?"
Lời đáp của Bồ-tát Quán Thế Âm trở thành câu trả lời nổi tiếng nhất của Phật giáo về nghịch lý: "Sắc tức là không, không tức là sắc. Không chẳng khác sắc, sắc chẳng khác không. Giống như trí tuệ Ba-la-mật, lời giải thích của Bồ-tát không thể mô tả, không thể nghĩ bàn được. Sắc thì đơn giản là sắc trước khi chúng ta tạo ra niềm tin của chúng ta về sắc. Trí tuệ Ba-la-mật đưa ra một cái nhìn hoàn toàn mới, là một tâm trí không trói buột, ở đó, điều gì cũng có thể.
"Sắc tức là không" chỉ cho mối quan hệ trực tiếp và đơn giản của chúng ta với trải nghiệm hiện tiền. Trước hết, chúng ta phải gọt bỏ các định kiến và sau đó chúng ta thậm chí phải bỏ luôn cả niềm tin cho rằng chúng ta nên nhìn mọi sự vật hiện tượng với tâm không định kiến. Để chúng ta giật mình tỉnh thức, trước hết chúng ta phải hiểu được tính hoàn thiện tiềm ẩn trong mọi sự vật hiện tượng.
Nhưng "Không cũng là sắc" lại lật ngược vấn đề. Từ "không" mà biểu hiện nên chiến tranh và hòa bình, biểu hiện đau buồn, sinh, lão, bệnh, và chết, cũng như biểu hiện niềm vui. Ở đây, chúng ta buộc phải trải nghiệm chất liệu sống động của sự sống. Đó là lý do tại sao chúng ta rèn luyện tâm bồ-đề tương đối với bốn phẩm chất vô lượng và thực tập tonglen. Rèn luyện như vậy giúp chúng ta hoàn toàn dấn thân vào sự sống sinh động với một tâm trí cởi mở và thoáng đãng. Mọi việc xấu cũng như tốt, có cũng như không. Không cần phải thêm gì nữa cả.
Pema Chodron
Thuỷ Dung
dịch

An trú trong trạng thái không lo sợ



Theo truyền thống, tại một địa điểm gọi là Linh Thứu Sơn, Đức Phật đã giảng dạy về tánh không, tâm bồ-đề tuyệt đối hay còn gọi là trí tuệ ba-la-mật (prajnaparamita), một giáo lý mang tính cách mạng về chiều kích khoáng đạt và vô trụ của cuộc tồn sinh.

Rất nhiều người học lúc đó đã ngộ ra sự thật vô thường và vô ngã, rằng không có một điều gì – bao gồm cả chính chúng ta – là chắc thật và có thể tiên đoán được. Họ hiểu rõ đau khổ, là hậu quả của tâm chấp thủ. Họ học từ chính Đức Phật; và họ trải nghiệm sâu sắc trong thiền định. Nhưng Đức Phật biết rằng khuynh hướng tìm cầu chỗ dựa vững chắc của chúng ta có gốc rễ sâu xa. Bản ngã có thể sử dụng bất cứ điều gì để duy trì ảo tưởng về an toàn, bao gồm niềm tin về tính vô ngã và vô thường.

Sự thật bất tiện



Sự khác nhau giữa thuyết hữu thần và thuyết vô thần không phải là vấn đề tin hay không tin vào Thượng đế. Vấn đề này là vấn đề của tất cả mọi người, bao gồm cả người theo đạo Phật lẫn người không theo đạo Phật. Thuyết hữu thần là thuyết có niềm tin vững chắc rằng có một bàn tay nào đó cho ta nương nắm: nếu chúng ta làm điều gì đó đúng, thì sẽ có người tán thán ta và chăm sóc ta. Đó là cách nghĩ rằng luôn có một người bảo hộ sẵn sàng giúp ta khi ta cần. Tất cả chúng ta đều có xu hướng thoái bỏ trách nhiệm của mình và giao phó thẩm quyền của mình cho người khác.

Quà tặng hôm nay

Hôm nay, bạn gởi tặng món quà đẹp. Tôi xin chia sẻ lại cho mọi người. Chúc mọi người một ngày an bình.

Bình thản trong hiện tại



Thực hành bình thản trong hiện tại là đi bộ xuống đường phố với ý định luôn giữ tỉnh thức dù gặp bất kỳ ai. Đây là cách rèn luyện chân thành trong cảm xúc với chính mình và trở nên gần gũi với mọi người hơn. Khi gặp người, chúng ta đơn giản là chỉ chú ý xem chúng ta mở lòng hay đóng cửa. Chúng ta chú ý xem chúng ta cảm thấy bị cuốn hút, hoặc có ác cảm, hoặc thờ ơ, không thêm vào bất cứ gì khác, chẳng hạn như tự phê bình. Chúng ta có thể cảm thấy thương cảm đối với người trông có vẻ sầu não, hoặc cảm thấy vui lên khi gặp người đắc ý mỉm cười. Bạn có thể cảm thấy lo sợ và ác cảm với một người khác mà không hiểu lý do tại sao. Ghi nhận khi nàochúng ta mở lòng và khi nào khép lại – không khen không chê – là nền tảng của thực hành.

Ba phương pháp đối diện với sự hỗn loạn



Có ba cách rất thực tiễn để đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn như là con đường tỉnh thức và hoan hỷ: không đấu tranh nữa, chất độc là thuốc hay, và xem mọi thứ nảy sinh đều là biểu hiện của trí tuệ.

Phương thức đầu tiên được cô đọng qua lời hướng dẫn thiền. Bất cứ điều gì nảy sinh trong tâm ta, nhìn thẳng vào nó, gọi nó là “suy nghĩ”, và trở lại với sự đơn giản và hiện tiền của hơi thở. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, chúng ta có thể tiếp tục rèn luyện như vậy. Chúng ta có thể buông mạch suy nghĩ, sống chậm và dừng lại ở giây phút hiện tại, buông bỏ vô số những phán xét và tính toán, và không đấu tranh nữa.

Sống trong giờ phút hiện tại



Nội dung cuộc sống của phần đông chúng ta là lo âu, xao xuyến; và nội dung cuộc đời là gồm mọi hoạt động của con người từ khi sanh ra đến khi xuống mồ. Mọi hoạt động của con người đêu xoay theo thất tình lục dục, hai chiều sớm tối, ăn ngủ, đi chơi, gấp gấp… Cái gì cũng gấp.

Thói quen tạo dần cho mọi người thành cái bánh xe nhỏ bé trong guồng máy vĩ đại của xã hội công nghiệp, bị khép kín trong vòng quay không ngừng của giờ giấc, của kim đồng hồ. Hăm bốn giờ ta luôn luôn phóng mình vào mọi chuyện nghe, nhìn, suy nghĩ, hoặc sầu muộn, lo âu hoặc vui hờ thoáng qua để rồi lại bận biệu mọi thứ khác… Cứ thế mà quay lăn trong suốt kiếp.

Tận tâm



Gần đây tôi dạy một chương trình cuối tuần tại một trung tâm mua sắm tâm linh có tên là Thời Đại Mới. Chương trình của tôi là một trong bảy mươi hội thảo được trình bày. Rất nhiều người ở khu vực đậu xe và khu vực ăn trưa đã hỏi nhau rằng: “Ồ, bạn mua gì cuối tuần này thế?”. Tôi đã không biết đến những chuyện như thế này lâu lắm rồi.

Xử lý triệt để



Hiểu được rằng cảm xúc của chúng ta có sức mạnh làm cho chúng ta chạy quýnh lên sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng tự mình làm cho mình đau khổ, tự mình làm cho mình bối rối, tự mình làm hại cho mình như thế nào. Bởi vì chúng ta có tính thiện căn bản, có trí sáng căn bản, có thông minh căn bản, nên chúng ta có thể ngưng tự gây hại cho mình và gây hại cho người.

Bắt đầu từ nơi bắt đầu (tiếp theo & hết)



Tiến lên một bước, khi đang làm việc gì ta cũng luôn luôn ý thức sáng tỏ mình đang làm việc đó. Chợt một cơn giận nổi lên, ta liền biết mình đang giận. nhờ có định tâm tu tập nên ta liền đủ sức chuyển hoá cơn giận. nói cách khác, nhờ có gáo nước lạnh của sự tỉnh giác giội vào cơn giận nên nó tắt ngấm ngay.

Cứ như thế mà bình tâm trong suốt quang chiếu, suy nghĩ sâu xa thì thấy rõ chân lý là: Ta không có "cái ta" nào khác ngoài tất cả mọi sự vật, sự kiện mà ta ý thức về nó, kể cả tư tưởng của ta nữa. Ta là mọi sự vật mà ta đang ý thức về nó, biết rõ nó lúc ấy. Ta biết, là ta biết về một cái gì, chứ không thể biết mà không có đối tượng được. Ta nhận diện ta là tâm ý của ta. Từ đó, mọi đối tượng đổ tới, ta phải biết chọn lựa, giữ tâm ý không buông thả tha hồ chạy theo lời lời mời gọi của thói quen bấy lâu. Ta cố gắng nuôi dưỡng tốt đời sống nội tâm vắng lặng ấy.

Sáu cách sống một mình



Thường thì chúng ta cho rằng sự cô độc là một kẻ thù. Trong tình cảnh đó, chúng ta thường bồn chồn, nôn nóng tìm lối thoát và tìm ra đối tượng nào đó để đồng hành. Khi chúng ta yên ngự giữa sự cô đơn đó, chúng ta sẽ bắt đầu cảm nhận được mối quan hệ yên ổn với nỗi cô đơn, một nỗi cô đơn êm dịu có thể thay đổi hoàn toàn nếp nghĩ đầy lo sợ thường ngày của mình. Có sáu cách mô tả nỗi cô đơn êm dịu này:

Xem những chướng ngại như những câu hỏi



Những chướng ngại xuất hiện cả bên ngoài lẫn bên trong. Ở bên ngoài, chướng ngại là điều gì đó hoặc ai đó đã làm hại chúng ta, quấy rầy sự cân bằng và bình yên mà chúng ta nghĩ là của chúng ta. Có kẻ côn đồ nào đó đang phá vỡ tất cả. Chướng ngại theo kiểu này xuất hiện trong các mối quan hệ và trong nhiều tình huống khác, khiến chúng ta cảm thấy thất vọng, bị tổn hại, bị bối rối và bị công kích bởi nhiều cách khác nhau. Từ xưa đến nay, mọi người đều cảm nhận như vậy.

Bắt đầu từ nơi bắt đầu

Có nhiều bạn băn khoăn không biết bắt đầu tu là phải làm những gì. Tu, hiểu vấn đề cho trọn vẹn, trước hết đây là một hành trình cô đơn tuyệt đối, vì đó là công việc thực nghiệm tâm linh của mỗi cá nhân. Bạn bè đồng lữ đồng hành chỉ yểm trợ cho ta sức mạnh của niềm tin, làm sung mãn tinh thần để ta ra đi mà nghe có nguồn lực hỗ trợ quý báu đang phủ ngập tâm hồn mình. Đồng hành thiện tri thức rất cần, nhưng ta không thể mảy may ỷ lại vào ánh đuốc của bạn đồng hành, mà phải tự mình thắp đuốc tâm hồn mình. Người Pháp có câu tục ngữ rất sâu sắc là: Phải bắt đầu từ chỗ bắt đầu. Trong kinh Phật có thành ngữ quen thuộc là: "Hồi đầu thị ngạn",[1] nghĩa là quay đầu ngó lên bờ. Đó là lối dùng hình tượng cụ thể để diễn tả khái niệm trừu tượng.

Khẩu hiệu: Hãy biết ơn mọi người



“Biết ơn mọi người” là sống hài hoà với những khía cạnh của bản thân mà ta từ chối. Thông qua việc làm đó, chúng ta cũng sống hài hoà với những người ta không thích. Xa hơn nữa, gần gũi những người mà chúng ta không thích có thể là một chất xúc tác cho việc kết bạn với chính bản thân mình.

Thực hành tonglen rộng hơn nữa



Khi tập luyện đánh thức trái tim, vòng tròn của lòng thương yêu được mở rộng một cách tự nhiên và tuỳ theo tốc độ của nó. Chúng ta không thể can thiệp vào sự vận hành của nó. Tuyệt nhiên nó không phải thứ bạn có thể làm giả. Nhưng bạn có thể tự khuyến khích mình để ít nhất được trải nghiệm với việc thỉnh thoảng làm giả nó để xem những gì diễn ra khi bạn thử thực hành tonglen cho kẻ thù của mình. Hãy thử thực hành tonglen khi kẻ thù đang đứng trước mặt bạn hay khi bạn chủ tâm gợi lại những ký ức về kẻ thù của mình. Hãy nghĩ về hướng dẫn đơn giản sau: cần làm gì để kẻ thù có thể nghe được những điều mình đang cố gắng nói, và cần làm gì để mình có thể lắng nghe điều mà anh ta hay cô ta đang cố nói? Làm cách nào để truyền thông đến từ trái tim là căn bản của việc thực hành tonglen.

Giải thoát an lạc ngay trong hiện tại

Ở các quốc gia có nền kinh tế ổn định, ngân hàng hoạt động như một sanh mạng của quốc gia. Người ta thường mở tài khoản và gửi tiền vào để lấy lãi trong tương lai. Đó là việc bình thường của thế tục. Nhưng tu hành thì tuyệt đối không phải là chỉ hướng đến việc có lãi trong tương lai. Tu hành chính là được lợi ích ở ngay nơi sự tỉnh thức. Người tu biết rất rõ tâm ý mình móng khởi để chuyển hoá nó theo hướng an lạc. Nếu không biết khôn ngoan nhận ra sự giải thoát ngay trong giờ phút hiện tại quý báu này thì ta vô tình cũng giống như người mở tài khoản để mong có lãi trong tương lai, còn hiện tại cho đến chết vẫn là vướng kẹt, trầm luân trong mê muội.

Sự hiếu kỳ và vòng tròn của lòng từ bi



Tập trung vào chính mình, cố gắng bảo vệ mình là xu lướng mạnh mẽ và bao trùm. Cách đơn giản để chuyển xu hướng trên là để phát triển sự hiếu kỳ của chúng ta và tò mò về mọi thứ. Đây là cách nói khác về sự giúp đỡ người khác, nhưng tất yếu quá trình ấy cũng là giúp chính mình. Chúng ta sống cho mình là để giúp người khác và chúng ta giúp người khác cũng là để sống cho mình. Toàn bộ con đường dường như để phát triển sự hiếu kỳ, hướng ra ngoài và hứng thú với tất cả những chi tiết của cuộc sống và trong môi trường ta sống.

Áp lực lớn



Nếu chúng ta muốn giao tiếp và có niềm khao khát mạnh mẽ muốn giúp đỡ những người khác trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp đỡ gia đình mình hay cộng đồng, hay chỉ đơn giản là luôn sẵn sàng khi mọi người cần chúng ta, không sớm thì muộn chúng ta sẽ chịu áp lực lớn. Những gì thực tế diễn ra không như chúng ta muốn. Chúng ta cảm thấy dường như mình đang bị ép giữa những ngón tay của người khổng lồ. Chúng ta thấy mình như bị mắc kẹt giữa hòn đá và vùng đất cứng.

Luôn có sự không nhất quán giữa những lý tưởng ta nghĩ ra và thực tế ta gặp phải. Chẳng hạn như, trong việc nuôi dạy con, chúng ta có thật nhiều ý tưởng, nhưng đôi khi đưa những ý tưởng tốt đó vào việc dạy dỗ con như thế nào nơi chiếc bàn ăn điểm tâm bày đầy thức ăn lại là một thử thách. Hay trong thiền định, bạn có cảm nhận khó khăn dường nào khi nhận biết các cảm thọ mà không để nó cuốn ta đi, hoặc đơn giản là thân thiện với chính mình khi chúng ta đang cảm thấy đau khổ, hoảng loạn hay bế tắc.

Giao tiếp từ trái tim



Chúng ta có xu hướng mạnh mẽ là tách bản thân mình với những trải nghiệm bởi vì những trải nghiệm đó làm chúng ta đau đớn, nhưng giáo pháp khuyến khích chúng ta nên sống gần hơn với những kinh nghiệm của mình. Mặc dù có rất nhiều từ ngữ có thể được sử dụng để giải thích cho hành động bi mẫn, nhưng tôi thích nhấn mịnh vào từ “giao tiếp” – đặc biệt là, giao tiếp từ trái tim.

Tất cả hoạt động nên được thực hiện với mục tiêu giao tiếp. Đây là một đề nghị thực hành: mọi hoạt động nên được thực hiện với mục tiêu diễn đạt sao cho người khác nghe được bạn, chứ không phải dùng từ ngữ để dựng lên những rào cản và khiến cho người khác muốn bịt tai lại. Trong quá trình này, chúng ta cũng học cách lắng nghe và nhìn sâu như thế nào. Bạn có thể thực hành kết nối mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của mình với lòng khát khao được giao tiếp từ trái tim. Mọi điều bạn nói có thể gây ra tình trạng phân cực và làm cho bạn cảm thấy thêm phân cách. Mặt khác, mọi điều bạn nói, làm, và nghĩ có thể ủng hộ cho khát khao giao tiếp, đưa con người lại gần với nhau hơn và bước ra khỏi vùng ảo tưởng về sự độc lập và riêng biệt mà tất cả chúng đều bị kẹt vào.

Khẩu hiệu: “Luyện tập ba điều khó khăn”



Ba điều khó khăn đó là nhận biết loạn động là loạn động, làm điều gì đó khác biệt và khát khao tiếp tục thực hành như vậy.

Nhận biết rằng mọi thứ đang rối tung lên là bước đầu tiên và bước khó nhất. Không nhận ra chúng ta bị mắc kẹt, không thể nào chúng ta tự giải phóng mình ra khỏi những hỗn loạn. “Làm những điều khác biệt” là bất cứ điều gì có thể cắt đi những khuynh hướng bản năng mạnh mẽ âm ỉ kéo dài. Chúng ta có thể để câu chuyện vọng tưởng trong tâm cứ diễn ra và kết nối với nguồn năng lượng âm thầm chảy bên trong, hãy thực hành tonglen trong hiện tại, nhớ đến câu khẩu hiệu hoặc hãy bật lên chuyển vào thành bài hát – bất cứ việc gì không làm cho những thói quen lệch lạc của mình tăng trưởng thì cứ làm. Điều khó khăn thứ 3 là nhớ rằng chúng ta cần duy trì thực hiện 2 điều trên. Ngăn chặn những thói quen tiêu cực và đánh thức con tim là công việc của cả đời người.

Sự thanh vắng



Sự thanh vắng cho phép chúng ta nhìn nhận một cách thành thật và không nổi loạn với tâm mình. Chúng ta có thể dần dần loại bỏ ý niệm xây dựng một mẫu người mà ta phải trở thành, hay về mẫu người mà ta muốn trở thành, hay mẫu người mà chúng ta nghĩ người khác cho rằng ta muốn hay phải trở thành. Chúng ta hãy từ bỏ hết những ý niệm này và chỉ nhìn thẳng vào con người thật của chính mình với tâm bi mẫn và lòng hoan hỷ. Khi đó sự vắng vẻ sẽ không còn là mối đe dọa hay đau buồn, không phải là sự trừng phạt nữa.

Sự thanh vắng không cho ta giải pháp hay điểm đứng. Nó thách thức ta để ta bước vào một thế giới không có điểm tựa, không có sự phân chia hay hợp nhất. Đây được gọi là con đường trung đạo – đây là cách mô tả khác con đường dấn thân của Bồ-tát.

Niệm ngôn: “Không mong cầu thành quả"



"Thành quả" ngụ ý rằng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, bạn sẽ cảm thấy tốt. Một trong những giáo lý phổ biến của nhà Phật là chừng nào bạn mong ước một việc thay đổi, việc đó sẽ có thể không bao giờ xảy ra. Chừng nào bạn còn mong mình tốt hơn, bạn sẽ có thể không tốt hơn. Chừng nào bạn còn lao tới tương lai, bạn có thể không bao giờ thấy vui với những cái mà bạn đã sẵn có.

Một trong những thói quen sâu nặng của chúng ta là cảm thấy cuộc sống trong giây phút hiện tại này chưa tốt lắm. Chúng ta thường xuyên nghĩ về quá khứ - cái quá khứ có thể tốt hơn bây giờ hoặc thậm chí là tệ hơn. Chúng ta cũng thường nghĩ đến tương lai, và luôn luôn hy vọng rằng tương lai sẽ khá hơn bây giờ một chút. Thậm chí có những việc hiện đang diễn ra rất tốt, chúng ta vẫn không cho chính mình cơ hội để nhận ra mình là ai trong hiện tại.

Lập kế hoạch sống cởi mở

Bắt đầu một ngày của bạn, bạn động viên bản thân mình bằng ngôn ngữ của mình là giữ con tim mình luôn rộng mở, luôn luôn muốn tìm hiểu, dù cuộc sống có khó đến đâu đi nữa. Sau đó vào cuối một ngày khi bạn sắp đi ngủ, bạn hãy ôn lại những gì đã xảy ra. Bạn có thể thấy rằng nguyên cả ngày trôi qua và bạn không thể nhớ dù chỉ một lần những gì bạn muốn làm như bạn đặt ra lúc sáng. Thay vì lấy điều đó mà kết tội mình hư tệ, hãy xem nó như là cơ hội để hiểu bản thân mình hơn. Qua đó, mình hiểu được tại sao mình tự lừa mình một cách rất buồn cười, tại sao mình rất giỏi phân chia và đóng lòng mình lại. Nếu bạn không muốn thực hành tâm bồ-đề nữa, bởi vì bạn cảm thấy giống như nó vạch sẵn một con đường đưa đến thất bại, thì bạn hãy khởi tâm tử tế với chính mình. Quán chiếu các hoạt động trong ngày có thể làm cho ta cảm thấy đau khổ, nhưng cuối cùng có thể mình thấy tôn trọng mình hơn. Chúng ta sẽ thấy rằng có rất nhiều thay đổi trong mỗi ngày, và chúng ta không phải luôn luôn là thế này hay thế kia. Chúng ta càng sẵn sàng mở rộng lòng mình bao nhiêu, chúng ta càng gặp nhiều thách thức bấy nhiêu.
Pema Chodron
Thuỷ Dung dịch

Thiền định và trí tuệ



Làm người, chúng ta không chỉ tìm kiếm giải pháp, mà chúng ta còn cảm thấy xứng đáng cương quyết tìm giải pháp. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ không xứng đáng cương quyết tìm giải pháp mà chúng ta còn phải chịu khổ từ lòng cương quyết đó. Chúng ta xứng đáng với một điều cao quý hơn lòng cương quyết đó, điều đó là quyền ban sơ của mình, đó là trí tuệ, là một trạng thái tâm rộng mở, có thể buông xả với mọi nghịch lý và mơ hồ.

Trí tuệ là sự thể hiện vô tư không lọc lựa với tai rộng mở, mắt rộng mở, lòng rộng mở vốn có trong tất cả chúng sinh. Đó là một quy trình nhu nhuyến, chứ không phải cái gì đó rõ ràng và cụ thể để ta có thể tóm tắt hay đo lường được.

Trí tuệ bát-nhã-ba-la-mật là kinh nghiệm của con người. Điều này không nhứt thiết phải được gọi là tâm yên tĩnh hay tâm bối rối, mà là một trạng thái tâm sáng suốt căn bản, cởi mở, quán chiếu và không thiên vị. Dù tâm đó biểu hiện trong hình thức hiếu kỳ, hoang mang, bị sốc hay thư giãn, đây không phải là vấn đề. Vấn đề ở chỗ chúng ta thực hành trong mọi tình huống. Chúng ta luyện tập khi chúng ta mất cảnh giác và khi cuộc sống của mình bị mất tự chủ.

Nhìn về một xã hội đang phát triển văn hóa

TTCT - Nhân những năm gần đây làm sách về mỹ thuật Việt Nam cho nhà sưu tập người Thái Lan Tira Vanictheeranont, tôi có nhiều dịp đi Thái và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Thái Lan.

Nhìn về một xã hội đang phát triển văn hóa
Thiên đường trong tâm trí của Chalermchai Kositpipat được bán với giá 2,2 triệu baht
Ông Tira cho đến nay đã xuất bản ba cuốn sách về hội họa Việt Nam, và qua mỗi cuốn ông đều làm triển lãm những phần tranh tương tự như cuốn sách ở Việt Nam trước và ở bên Thái sau.
Sự trân trọng đối với văn hóa Việt Nam thật đáng nể và cũng đem lại thành công cho ông về mặt kinh doanh, ngược lại mỗi cuốn sách cũng làm tôi buồn hơn vì sự chảy máu những giá trị văn hóa mà ở trong nước rất ít được chú ý, điển hình nhất là bộ sưu tập ký họa của Tô Ngọc Vân với 380 bức cũng đã được làm thành cuốn sách Tô Ngọc Vân - Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906-1954 (NXB Tri Thức 2013).

Cuộc đời như giấc mộng

Với tốc độ phát triển quá nhanh của một xã hội công nghiệp, tôi nhìn thấy những dòng sông đang cạn dần và chết, những cánh đồng chen lẫn nhà máy đổ nước thải tự do, những bãi bồi đầy lò gạch và những người nông dân bất đắc dĩ trở thành thị dân…

Hãy để cuộc đời tự lên tiếng (Xin đừng diễn sai)

“Xin đừng diễn sai” có nghĩa là không áp đặt quan điểm sai lầm về hòa thuận là gì, từ bi là gì, kham nhẫn là gì, khoan dung là gì. Xin đừng diễn giải sai về thực chất của các phạm trù này. Có từ bi và cũng có từ bi rởm; có kham nhẫn và cũng có kham nhẫn rởm; có khoan dung và cũng có khoan dung rởm. Ví dụ như, cố gắng làm cho mọi thứ trôi chảy để tránh những cuộc đối đầu, để không phải bị va chạm, thì đó chẳng phải là từ bi hay kham nhẫn gì cả. Mà đó có nghĩa là điều khiển. Vì khi đó bạn đâu có cố gắng bước vào lãnh thổ chưa từng biết, để tìm ra chính mình chân chất hơn và ít bị che đậy hơn, và nhờ vậy, tiếp xúc với thực tại nhiều hơn. Thay vào đó, bạn chỉ dùng những hình thức từ bi, kham nhẫn... rởm để chạy lòng vòng mà thôi.