Lời chúc Xuân của Trưởng lão Giác Dũng



Xuân về khắp cả không gian

Hoa đua mở hội ngập tràn niềm vui

Từ miền ngược đến miền xuôi

Nhà chưng lộc mới ngọt lời hòa minh.


Thiền Quang giao thời Tỵ Ngọ

Thiền Quang giữa phút giao thời
Thiền Quang ra đời như một trường đạo lưu động giữa khúc ruột miền trung.
Cơ sở có mà như không có.
Nếu nói không, lấy đâu chỗ cho người có duyên hạnh ngộ.  (*)
Nếu không không, e dễ chướng duyên bạn đi đường lỡ chấp.
Giữa khúc ruột miền trung thương lắm, Thiền Quang chưa thể là nguồn sáng, đủ sưởi ấm dòng đời.
Nhưng Thiền Quang đã là một đốm lửa nhỏ, cho mẹ già em thơ có duyên nhóm niềm tin hy vọng.  (*)
Nếu không lưu động sao Thiền Quang linh động.
Để tia lửa hồng thầm rọi ắng yên.
Từ cao nguyên phố núi.
Đến duyên hải biển xanh.
Lòng nối lòng cùng chung một lẽ sống.
Biết thở tròn thương. (*)

Bình yên nơi miền tĩnh lặng

Mỗi dịp xuân về là mỗi dịp nỗi nhớ thầy càng thắm hơn.
Hai vị thầy mà tôi nhớ nhất là Trưởng lão Giác Dũng và Trưởng lão Giác Đăng. Điểm chung của hai vị là hiện thân của sự bình yên, một nguồn bình yên miên viễn. Xuân này, hai vị đã đi về miền tịch tĩnh lặng yên, nỗi nhớ đã thắm giờ thêm thấm. Thắm và thấm hơn khi nguồn bình an trong tâm thức của thầy không còn giới hạn trong sắc thân của thầy, khi bình an đã trở thành một nguồn năng lượng lan toả và thấm nhuần khắp những nơi thầy đã ở đã đến.

Bắt đầu từ chỗ bắt đầu (tiếp theo)

Tiến lên một bước, khi đang làm việc gì ta cũng luôn luôn ý thức sáng tỏ mình đang làm việc đó. Chợt một cơn giận nổi lên, ta liền biết mình đang giận. nhờ có định tâm tu tập nên ta liền đủ sức chuyển hoá cơn giận. nói cách khác, nhờ có gáo nước lạnh của sự tỉnh giác giội vào cơn giận nên nó tắt ngấm ngay.

Tết đến rồi!..

Trong một bài báo Xuân xưa, Gs. Chu Hảo viết: Tết của Việt Nam vô cùng đặc biệt cả về hình thức lẫn nội  dung, vừa là ngày hội Xuân vừa là ngày hội Tâm linh... là sự biểu hiện chân thành của đức tính tôn trọng truyền thống và qua khứ của dân tộc ta, một dân tộc mà trong suốt chiều dài lịch sử của mình đã thấm nhuần nguyên lý Nhân quả của Phật giáo. TQ xin giới thiệu lại chia sẻ cùng các bạn nhân dịp tết đến.

Đạo Phật và những Con Voi

Damien Keown (Kim Oanh dịch)

Một lần nọ, Đức Phật kể một câu chuyện về những người mù và con voi (Udāna 69f.). Có một vị vua ở thành Xá Vệ ra lệnh tập hợp tất cả những người mù lại và phân chia họ thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm được đưa đến một con voi và giới thiệu về từng phần khác nhau của con vật - như là phần đầu, phần thân, chân, đuôi... Sau đó, nhà vua yêu cầu mỗi nhóm mô tả thực tướng của con vật. Những người sờ đầu thì mô tả con voi như một bình đựng nước; những người sờ tai thì cho rằng nó bè bè giống như cái quạt thóc; những người sờ chân thì nói nó sừng sững như cái cột đình, và những người sờ ngà thì khẳng định rằng nó có hình dạng như cái đòn càn. Những nhóm còn lại thì tranh cãi nhau, khăng khăng cho rằng nhận xét của mình là chính xác còn những người khác thì sai.

Tỉnh thức và hạnh phúc

David. I. Miller phỏng vấn Jack Kornfield (Giác Kiến dịch)

Với tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống bận rộn của con người, khái niệm “sống trong hiện tại” của Phật giáo dường như là một mục tiêu đáng theo đuổi nhưng có vẻ quá lý tưởng. Nghe thì hay đó - bạn có thể nói vậy - nhưng ai có thời gian đâu mà “sống trong hiện tại”? Thế nhưng, kiên nhẫn thực tập ý thức những gì đang diễn ra, ngay bây giờ và ở đây, sẽ mang lại những kết quả không ngờ.


* * *

Jack Kornfield là một thiền giả và tác giả nổi tiếng. Kornfield có nhiều năm kinh nghiệm dạy phương pháp sống tỉnh thức, đặc biệt là nghệ thuật sống tỉnh thức giữa những thử thách và cám dỗ của thế giới hiện đại. Kornfield hiện nay đã 60 tuổi, đã từng tu tập ở các tu viện Phật giáo ở Thái Lan, Ấn Độ và Miến Điện. Ông là tác giả của các tập sách “A Path With Heart” - Con đường từ tâm, “The Art of Forgiveness, Lovingkindness, and Peace” - Nghệ thuật tha thứ, thương yêu và hạnh phúc, “Meditation for Beginners” - Bước đầu hành thiền” và nhiều tác phẩm khác.
Chúng tôi vừa có cuộc trò chuyện với Kornfield tại khu vườn quê của Spirit Rock, một trung tâm thiền ở Marin County mà Kornfield là một trong những người sáng lập.


D. I. Miller: Chúng ta hãy bắt đầu câu chuyện với câu hỏi căn bản nhất: Tỉnh thức là gì và tại sao tỉnh thức quan trọng?
Kornfield: Tỉnh thức là khả năng ý thức trọn vẹn về chính mình, về sự sống của chính mình, là khả năng học từ sự sống ấy. Chúng ta sử dụng phần lớn thời gian trong ngày cho các hoạt động tự phát. Lái xe, chúng ta biết là mình lái xe chứ không phải không, nhưng đến khi cho xe dừng lại bên đường, chúng ta mới chợt nhận ra rằng, “Ủa, tôi tới đây rồi sao? Tôi đâu có biết là tôi đang lái xe đâu.” Thế nhưng, khi chúng ta ý thức, mọi thứ trở nên đẹp lạ, nghĩa là, chúng ta thấy có không gian đủ cho những vui buồn được mất của mình, tất cả đều diễn ra một cách yên ắng.

Rộn trong lễ nghi

Tết đến, cùng với cái rộn ràng tất niên là cảnh rộn ràng trong nghi lễ của mọi người. Tôi đã chọn ở góc núi vậy mà cảnh lễ nghi cũng rộn lên. Kẻ đến người đi. Chào chào nói nói. Người mang theo bó bông. Người xách theo túi quả. Rồi bánh tét, dầu ăn, đường, muối, mức gừng... Tôi đã quyết năm nay không ăn tết dềnh dang mà hương vị tết cứ nức lên. Quê mình là vậy. Thân tình lắm, các bác các anh chị mới chịu khó ra đến góc núi lạnh này. Tôi quý tấm lòng bằng hữu của các bác và các anh chị.

Thương và tin mình hơn

Sau khi đăng 64 mục bài đầu tiên trên trang Thiền Quang, tôi tạm ngưng để kiểm tra và khắc phục các lỗi cần sửa và bổ sung những thông tin cần thiết trước khi giao cho người khác phụ trách.
Sau 30 ngày giới thiệu trang thông tin này cho một số bạn để chia sẻ và mong các bạn đóng góp ý tưởng và bài viết để cùng chung xây dựng trang Thiền Quang như một ngôi nhà chung, số lượt đọc bài là 2464 và số follower là 2. Con số này quá khiêm tốn, nhưng số lượt đọc đó đã thể hiện sự ủng hộ đáng trân trọng của các bạn.

Có một điều khá thú vị là, trong số 2464 lượt đọc đó, có 2 bài số lượt đọc là 0. Đó là bài Tình thương: Bài tập thiết yếu của Nữ Thiền Sư Pema Chodron và bài Câu chuyện của niềm tin của Ts. Giáp văn Dương (Nguồn: Tia sáng, TQ đăng lại). Chợt một câu hỏi nhỏ thoáng qua “tại sao 2 tiêu đề này không được đoái hoài tới?”

Thầy cũng phải kinh ngạc


Những thiền sinh trong một thiền viện nọ rất kính sợ vị thầy đã lớn tuổi của họ, không phải vì ngài quá nghiêm khắc mà bởi vì dường như không có điều gì có thể gây cho ngài bực bội hay mất bình tỉnh. Họ nhận thấy ngài là một người cao cả và thậm chí rất đáng kính sợ.

Kinh nhất dạ hiền giả

TQ: Bài kinh Bhaddekarattasutta cho chúng ta những ý pháp căn bản có thể làm nội dung chính cho các buổi chia sẻ trong giờ Ngồi yên cuối tuần. TQ xin giới thiệu bản dịch bài kinh đó của HT. Minh Châu với tựa “Kinh Nhứt dạ hiền giả” để quý thân hữu tham khảo trước. Quý thân hữu có thể tham khảo thêm bản dịch “Kinh người biết sống một mình” của TS. Nhất Hạnh tại đây.


KINH NHỨT DẠ HIỀN GIẢ (Bhaddekarattasuttam) (Kinh số 131 - Kinh Trung Bộ - Majhima Nikaya)

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo : “Này các Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :

Không có gì thật cả


Bằng cách xâu kết những ý kiến, định kiến, định hướng và cảm xúc của mình thành một thực thể cố định, chúng ta cố gắng tạo ra cái tôi cho mình, khổ đau của mình, và rắc rối của mình.

Hình phạt

Khung cảnh: Rạng đông về,căng buồm hồng trên mặt sông xanh. Gió mai lùa nhẹ những gợn sóng vào liếm hai bờ cỏ mướt. Từ những cổ họng bé bỏng của đàn chim con, tiếng hát trong và tròn như những hòn thuỷ tinh, roi thành từng chuỗi sáng;từng tràng sương ngọc đọng dưới cành mềm, đong đưa theo làn gió mỏng.Và hàng cây trĩu nặng chồi non, xoã đầu xanh cho nước gội sạch lá vàng còn sót lại.

Sáu điều lưu ý khi ngồi thiền

Ngồi thiền phải bắt đầu với tư thế tốt. Nắm được sáu điểm của ngồi thiền là cách để thư giãn và định tâm. Dưới đây là những hướng dẫn:

Ảnh hưởng của Thiền đến đời sống chúng ta

   Trước hết ta phải tẩy uế, thanh lọc tâm. Nhưng không thể có tâm thanh tịnh, nếu như thân ô uế, vì thế, ta cũng cần tẩy rửa các thứ tạp uế đã chất chứa trên thân thể ta bấy lâu nay.

Lý Tưởng

Võ Đình Cường
Anh kể một chuyện xưa.
Xưa, có một người láng giềng của Dương Chu mất dê. Sau khi đã sai tất cả người nhà đi tìm, ông còn qua thưa với Dương Chu cho mượn thêm một người nữa đi tìm hộ. Dương Chu ngạc nhiên hỏi:

Chén trà

Tác giả: Cao Huy Thuần
Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần, tháng 2/2010

Buổi sáng yên tĩnh, tôi ngồi với chén trà, đọc một trang trà đạo. Trang sách dẫn tôi vào một trà thất truyền thống cạnh một ngôi chùa nhỏ bên xứ Phù Tang.
Đường vào trà thất là một lối đi nhỏ, thoai thoải uốn khúc giữa một khu vườn, trước mặt là đồi núi. Khu vườn xinh xắn, đơn giản. Một dòng nước róc rách chảy ngược chân khách, rêu phủ trên đá, hoa dại lác đác mọc ven bờ.

Tại sao thiền?

Làm người, chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng chịu đựng khó khăn của mình. Khuyến khích chấp nhận điểm yếu là điều hữu ích cho chúng ta. Ngồi thiền là hỗ trợ cho việc học cách thực hiện điều này. Ngồi thiền, cũng được biết đến như là một phương pháp  tập luyện chánh niệm tỉnh thức, là nền tảng của việc tu tập tâm bồ-đề. Đó là nguồn cội của bồ-tát dấn thân.

Lòng thương yêu và thiền

Khi chúng ta bắt đầu tập thiền hay bất cứ phương pháp tu luyện tinh thần nào, chúng ta thường nghĩ rằng bằng cách này hoặc cách khác chúng ta sẽ hoàn thiện hơn, điều này là sự mâu thuẫn rất vi tế với con người thật của mình. Đại ý như là: “nếu tôi sống chậm lại, tôi sẽ trở thành một người tốt hơn,” “nếu tôi có một ngôi nhà đẹp hơn, tôi sẽ trở thành người tốt hơn,” “nếu tôi có thể suy tính và bình tĩnh, tôi sẽ trở thành một người tốt hơn.”

Tình thương: Bài tập thiết yếu

Đối với một vị Bồ-tát, thực hành chủ yếu là tập luyện tâm từ, hay tình yêu thương. Giáo pháp Shambhala có nói đến cách “Xoa dịu tâm ý sợ hãi trong cái nôi của lòng yêu thương”.

Trải nghiệm dấn thân

Vấn đề chính của sự rèn luyện dấn thân không phải là làm thế nào để tránh vô thường và sợ hãi,  mà là ở chỗ chúng ta sống với những ưu phiền như thế nào? Chúng ta tập sống với khó khăn, với xúc cảm, với bất trắc của một ngày thường như thế nào? Đối với những người tha thiết tìm cầu chân lý như chúng ta, những cảm giác đau khổ thường phất lên bảo rằng: “Bạn bế tắc rồi!” Chúng ta xem thất vọng, lo lắng, bực tức, đố kỵ và sợ hãi như những phút giây chỉ cho chúng ta thấy chúng ta đang bị kẹt ở đâu và làm sao chúng ta khép mình lại. Những cảm giác bất an đó chính là những thông điệp nhắc chúng ta biết phấn chấn lên và thích nghi với hoàn cảnh.

Phạm thiện Sahampati thỉnh cầu


Xưa tại Magadha,
Hiện ra pháp bất tịnh,
Pháp do tâm cấu uế,
Do suy tư tác thành.
Hãy mở tung cửa rộng,
Cánh cửa bất tử này.
Hãy để họ nghe Pháp,
Bậc Thanh tịnh Chứng Ngộ.
Như đứng trên tảng đá,
Trên đỉnh núi tột cao
Có người đứng nhìn xuống,
Ðám chúng sanh quây quần.
Cũng vậy, ôi Thiện Tuệ,
Bậc Biến Nhãn cùng khắp,
Leo lên ngôi lâu đài,
Xây dựng bằng Chánh pháp
Bậc Thoát Ly sầu muộn,
Nhìn xuống đám quần sanh,
Bị sầu khổ áp bức,
Bị sanh già chi phối,
Ðứng lên vị Anh Hùng,
Bậc Chiến Thắng chiến trường.
Vị trưởng đoàn lữ khách,
Bậc Thoát Ly nợ nần.
Hãy đi khắp thế giới,
Bậc Thế Tôn Chánh Giác!
Hãy thuyết vi diệu pháp,
Người nghe sẽ thâm hiểu!

(Kinh Thánh Cầu, Kinh số 26, Kinh Trung Bộ, HT. Minh Châu dịch).

Thích nghi với vô thường

Những người tập luyện toàn tâm toàn ý trong việc khai mở tâm bồ-đề được gọi là Bồ-tát hay Người dấn thân. Ở đây, dấn thân không phải để giết hại, mà là dấn thân ôn hoà để nghe tiếng khóc của cuộc đời. Bồ-tát dấn thân bước vào cuộc sống đầy cạm bẫy này để xoa dịu những nỗi đau khổ. Họ sẵn sàng vượt qua những phản ứng và dối lừa cá nhân. Họ hết lòng khơi mở nguồn năng lượng uyên nguyên của tâm bồ-đề.