Dạy con từ thuở còn thơ

Biết đọc!
Có cách gì làm cho trẻ em hứng thú học tập không?
Trẻ em lớn lên, thấy anh chị say mê đọc chuyện, bố mẹ ngày ngày mở tờ báo, lâu lâu trong nhà nhận được thư của người anh, người chú từ chiến trường trở về; ngoài thế giới sự vật đụng chạm hằng ngày, có cả một thế giới chữ nghĩa hấp dẫn không kém. Đến nhờ anh chị, nhờ bố mẹ đọc cho nghe quyển sách truyện, thường bị gạt đi, mỗi người công việc bận rộn, ai có thì giờ mà ngồi đọc sách đọc báo cho các em nghe.

Kinh đức Phật dạy về phương pháp quan sát hơi thở tại Vesali

Về bài kinh ghi lại lời đức Phật dạy về phương pháp quan sát hơi thở
Đây là bản kinh ghi lại lời đức Phật dạy về phương pháp quan sát hơi thở tại Vesali có liên quan đến các phương pháp thực tập khác, thuộc Kinh Tương Ưng Bộ (S.V, 320). Bài kinh này khá đặc biệt, có đề cập đến một sự kiện lạ trong tăng đoàn thời đức Phật ít khi được nhắc đến trong lịch sử văn học Phật giáo.
Lúc đó, đức Phật và chúng tăng đang ở tại Vesali. Sau lần đức Phật nói về phương pháp quán bất tịnh, đức Phật nhập cốc thiền tịnh, một số lớn các vị tăng đã quán và nhàm chán thân thể của mình nên đã tự sát. Đây là trường hợp các vị tăng hiểu lầm lời dạy của đức Phật một cách đáng tiếc. Hẳn là có nhiều điều cần bàn qua sự việc này.
Trước hết, việc hiểu lầm lời dạy của đức Phật không có gì là lạ, ngay cả các vị tăng là tăng đệ tử của chính đức Phật, sống cùng thời với đức Phật.
Hai là, việc kết hợp các phương pháp này nọ với phương pháp tu tập chính mà đức Phật dạy cũng không có gì lạ.
...
Và như vậy, xem ra, câu chuyện ghi lại trong kinh này, lạ mà không lạ, đáng cho chúng ta suy gẫm lắm thay!
*** Mở ngoặc cho các bạn thực hành tỉnh giác tại các đạo tràng Thiền Quang:
Trong bản dịch tiếng Việt, đoạn nói về tính thuần nhất và công năng của phương pháp quan sát hơi thở, Hòa thượng giữ lại tiếng Pali 2 từ và để trong ngoặc. Đoạn đó như thế này:
– Này các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này được tu tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất (asecanako), lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức (thànaso).
Tại sao như thế? Hẳn phải có lý do. Có thể từ được dùng để dịch 2 từ asecanako và thànaso không nói hết được ý cần dịch. Hoặc có thể chỗ này ngay trong bản kinh là có vấn đề cần cân nhắc lại.
Chúng ta xem bản tiếng Anh của Thầy Thanissaro dịch thì, asecanako được dịch là refreshing, còn thànaso được dịch là immediately.  
Qua việc đối chiếu sơ bộ như vậy, chúng ta thấy, đây không phải là chuyện của chữ nghĩa, chuyện của nghiên cứu, mà chắc hẳn là chuyện của phương pháp tu tập. Việc này chúng ta có thể bàn sâu hơn ở một dịp khác.
Thứ nữa là, qua đó, chúng ta thấy việc học, hành và đối chiếu (liên tục) với kinh sách đức Phật dạy cần thiết và quan trọng làm sao!
Mong các bạn thực hành tỉnh giác tại các đạo tràng Thiền Quang luôn tinh tấn và tìm được niềm vui trong việc học và thực hành lời dạy của đức Phật.
Giác Kiến
------------------------------------
Kinh đức Phật dạy về phương pháp quan sát hơi thở tại Vesali
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở giữa dân chúng Vesàli, tại Đại Lâm, ngôi nhà có nóc nhọn.

Cái lý của những điều phi lý

TLNX: Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, nhưng lại rất quan tâm đến văn hóa, giáo dục, đặc biệt là giáo dục trẻ. Ông viết nhiều về tâm lý trẻ em. Trong bài viết "Cái lý của những điều phi lý" sau đây, ông bàn về truyện cổ tích để hiểu hơn về tâm lý trẻ, xin chia sẻ cùng các bạn.
------------------------------------------------
Cái lý của những điều phi lý
Nguyễn Khắc Viện
Trong một buổi thảo luận về văn học cho thiếu nhi, chị Xuân Quỳnh, một nhà văn hay viết truyện cho trẻ em, có hỏi: Trong truyện Tí hon, bố mẹ đem mười hai con bỏ trong rừng để chết đói hay thú rừng vồ mất, sao lại tàn nhẫn như vậy? Có nên giữ những tình tiết tàn nhẫn như vậy không? Một câu hỏi liền nảy ra: tại sao những tình tiết như vậy lại được truyền từ đời này sang đời khác. Tại sao trẻ em thế hệ này đến thế hệ khác lại ưa thích những câu chuyện như vậy? Ai cũng biết chuyện cổ tích truyền miệng qua nhiều đời, người này người kia thêm bớt, sau cùng cô đúc giữ lại những tình tiết được sàng lọc.

Kinh Đức Phật lấy Kappina làm ví dụ để dạy VỀ phương pháp quan sát hơi thở

TLNX: Sống thiền là đi đứng ngồi nằm gì cũng thiền. Nhưng tại sao chúng ta phải ngồi? Và khi ngồi, tại sao phải ngồi cho ngay, ngồi cho yên? Một cách kỹ lưỡng, Đức Phật nhắc phải giữ lưng cho thẳng nữa? Bài kinh ngắn này giúp chúng ta hiểu ra điều đó.
---------------------------------------
1-2) Tại Sàvatthi...
3) Lúc bấy giờ Tôn giả Mahà Kappina đang ngồi kiết-già, không xa bao nhiêu, thân thẳng, để niệm trước mặt.
4) Thế Tôn thấy Tôn giả Mahà Kappina ngồi kiết-già, không xa bao nhiêu, thân thẳng, để niệm trước mặt. Thấy vậy, Ngài liền gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Tỷ-kheo ấy, thân có rung động hay có dao động không?
5) – Bạch Thế Tôn, chúng con thấy vị Tôn giả ấy ngồi giữa Tăng chúng hay ngồi một mình, độc cư; chúng con không thấy vị Tôn giả ấy thân bị rung động hay dao động.

Bệnh là chuyện bình thường

Đừng tránh né bệnh tật.
Đó chẳng phải là điều gì tồi tệ lắm đâu.
Bình thường thôi, đơn giản là ‘bệnh’.
Thường thì chúng ta rất buồn khi bị bệnh. Càng buồn hơn nếu bệnh chúng ta bình phục chậm hơn mình mong muốn. Theo cách này, chúng ta đã coi bệnh tật là điều bất thường gây nên phiền toái ở đời. Thế nhưng, thử xem, ai mà không bệnh chứ? Không ai cả! Già, bệnh và chết là một phần của cuộc sống. Không ai có thể chạy trốn khỏi chúng. Khi chúng ta chưa sẵn sàng tâm thế để đón nhận những điều này, chúng lại đến. Càng tìm cách chạy trốn, chúng ta đau khổ càng nhiều hơn. Thay vì chạy trốn, chúng ta nên đón nhận chúng và sống với chúng. Làm như thế, các hiện tượng này trở nên bình thường và tự nhiên.

Thoát khỏi vòng luân hồi

Thoát khỏi vòng luân hồi là khi tất cả các bức tường sập xuống, là khi cái kén cá nhân hoàn toàn biến mất, và chúng ta cũng hoàn toàn đón nhận bất cứ điều gì có thể xảy ra mà không có sự đào thoát, không có sự tập trung vào bản thân. Đó là tất cả những gì chúng ta khao khát trên cuộc hành trình của người dấn thân. Đó là tất cả những gì lay chuyển chúng ta: mái ấm bị lung lay, vượt qua nghi thức lễ giáo, trưởng thành, bắt tay vào việc gì đó không chắc chắn và không xác định.

Tầm người viết và tầm nhân vật

Phong Lê là một giáo sư, nhà nghiên cứu Văn học, nguyên là Viện trưởng viện văn học, thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Tầm người viết và tầm nhân vật ông viết cách đây hơn 30 năm. Những điều ông viết về mối quan hệ giữa tâm và tầm của người lớn và trẻ em như một thực tế đúng cho thời trẻ của ông và cũng đúng với chúng ta hôm nay.
Chẳng phải chỉ vì người lớn nào cũng từng có lúc là thiếu nhi. Mà là vì trong những câu chuyện trẻ con kia hàm chứa biết bao điều lớn lao, mà bất cứ ai mỗi khi soi vào đấy, cũng đều thấy được gương mặt của chính mình, của cả một thế hệ, một dân tộc, một thời đại. Và bài học được rút ra, bao giờ cũng vậy, dường như là bài học ở dạng khái quát nhất: bài học làm người, làm một con người chân chính. Có phải đó cũng chính là chỗ giao hòa, thâm nhập vào nhau sâu sắc giữa văn học người lớn và văn học cho thiếu nhi khiến cho vấn đề tầm người viết và tầm nhân vật luôn luôn là một mối quan tâm chung cho cả hai.
Xin giới thiệu để các bạn quan tâm đến thế hệ tương lai cùng đọc.

Tầm người viết và tầm nhân vật
Phong Lê
Tôi không nghĩ là người viết cho thiếu nhi phải trở lại làm trẻ con trong quá trình viết. Phải chăng thói quen của tâm lý “cha chú” mang tính chất “gia trưởng” lâu đời vẫn còn cội rễ khiến cho ta thấy con trẻ lúc nào cũng bé bỏng? Cũng đừng nghĩ là chúng ta đọc nhiều, nghĩ nhiều hơn trẻ. Rõ ràng có thực tế là không phải ai trong chúng ta cũng có đủ hứng thú, hoặc có thì giờ để đọc, nhưng thiếu nhi thì dường như có khả năng đọc tất cả. Chúng rộng rãi thì giờ, nhưng đọc sách không phải để “giết” thời gian. Chúng đọc một cách vô tư, xuất phát từ một nhu cầu tự nhiên bên trong, chẳng ai ngăn cấm hoặc bắt ép chúng được, chứ chẳng phải một sự méo mó nghề nghiệp nào. Trong kho tàng cổ tích trong và ngoài nước (đã được dịch), có không ít những bộ sách lớn trong di sản cổ điển của nhân loại. Lịch sử đi lên, thế hệ sau vươn cao hơn thế hệ trước, đó là quy luật khách quan của sự tiến bộ xã hội. Nhất là trong chế độ mới của chúng ta. Vậy thì chẳng có chuyện người viết phải hạ mình xuống, mà chỉ có chuyện vươn cao lên thôi, vươn lên không cùng. Mỗi người viết cho thiếu nhi cần biết cách vươn lên, tự đổi mới để theo kịp sự phát triển về tinh thần và trí tuệ ở các thế hệ trẻ.
Tôi không muốn làm người “nịnh” trẻ con, nhưng tôi thấy trẻ con ta khôn và trưởng thành nhanh, nhất là về mặt phát triển nhân cách, để có một bản lĩnh, một cách nghĩ độc lập trong cuộc sống
Nhiều bậc bố mẹ thường hay ca cẩm, than phiền về nỗi trẻ nhỏ bây giờ không được “ngoan”, “khôn”, “từng trải”, biết cách “tự lập”, “chịu đựng gian khổ” như mình trước đây, và hăng hái đi tới kết luận: ngày xưa thường hơn bây giờ! Ngày xưa…ghê gớm lắm! Lỗ Tấn vĩ đại chính nhờ phát hiện sâu sắc nhân tình, như trong câu chuyện về mụ Chín Cân bao giờ cũng thấy càng buộc các thế hệ sau thì càng nhỏ cân hơn, càng “tồi” hơn! Có sự thực là quá khứ được lọc qua hồi tưởng bao giờ cũng đẹp, và người ta thường gọi sự ngưng đọng trong hồi tưởng là chất thơ. Nhưng đừng lẫn nó với sự lý tưởng hóa quá khứ. Con người đến một lúc nào đó thường có cảm tưởng quá khứ đẹp hơn, trước khi đi đến cái tuổi chỉ còn biết sống với quá khứ, do tuổi tác làm cho lẩm cẩm, hoặc là do tư tưởng có lệnh lạc mà tự tách mình ra khỏi dòng đời hiện tại. Nhưng muốn nhìn đúng sự thật thì phải biết cảnh giác với cách nhìn đó. Phương ngôn ta có nói: “Tre già măng mọc”, “Con hơn cha là nhà có phúc”… Những thế hệ con trẻ của ta có cách hiểu riêng của nó, và ở đây, sự khác nhau về thế hệ không phải là điều làm ta đau đầu, mà là một sự thực chúng ta cần chủ động chấp nhận.