Tiếng Nói Của Một Người Giàu

Giáo lý này được đức Phật nói khi Ngài ngụ tại Veluvana, liên quan đến Kumbhaghosaka.

Chơn Lý 53 SỐ TỨC QUAN

NX: Trong khi tìm tài liệu đọc học về phương pháp tu tập của Tổ sư Minh Đăng Quang, chúng tôi thường gặp lỗi chính tả và lỗi typo trong các bài Chơn Lý trong các phiên bản điện tử. Lỗi tuy nhỏ nhưng đôi khi cũng gây khó đọc. Trong bản này, chúng tôi đã cố gắng chỉnh những lỗi mà chúng tôi đã phát hiện trong khi đọc học. Chúng tôi xin chia sẻ ở đây. Chắc ít nhiều cũng còn lỗi. Dường như có lỗi do người đánh máy, mà cũng có lỗi do phần mềm gõ tiếng Việt. Mong các bạn thông cảm và nhắc giúp chúng tôi sửa để có thể có bản ít lỗi nhất.
----------------------------------

Số tức quan tức là quán xét hơi thở mà đếm số. Đức Phật Thích-ca khi xưa dưới cội bồ-đề, ngồi trên tòa cỏ, xét đếm như vậy.

Số tức quan phát ra trong khi gần nhập định, chớ chẳng phải mượn số tức quan làm đề mục niệm, để đặng thiền định. Nghĩa là khi xưa đức Phật, trong khi ngồi nắm hai tay lại, cương quyết không làm cử động; tréo hai bàn chân, lật mặt bàn đi trở lên, nhứt quyết không đi đứng; ngậm miệng cắn khít răng lại, nhứt định không nói năng; con mắt ngó xuống ngay một chỗ, rồi từ từ nhắm lại, đứng tròng mắt một chỗ dưới, là Ngài tập chết, nguyện định mắt cứng chết luôn, không cần mở ra; lỗ tai nghe trở vô vắng lặng như đã chết rồi, đang ở trong cảnh võ trụ im bặt; lỗ mũi hít một hơi vô thật dài sau chót, và thở một hơi ra cuối cùng, rồi nín luôn tắt nghỉ, lặng tâm như sự đã chết, không còn biết chi; sau những lúc tìm xét về đạo lý với sự đời; sau những lúc mệt mỏi, chán nản, giác ngộ, thấy ra không còn muốn sống. Ấy tức gọi là nhập Niết-bàn, nhập định, nhập vào cảnh vắng lặng đứng ngừng của chơn lý võ trụ.

Kinh Ước nguyện

Kinh Ước nguyện (Akankheyya sutta)
 Kinh số 6,  Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya)

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
-- Các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới.

Kinh Ðại không

Kinh Ðại không
Trung Bộ Kinh số 122
(Mahàsunnata sutta) 

Như vầy tôi nghe. 
Một thời, Thế Tôn trú giữa các dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên). 

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kapilavatthu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka để ở ban ngày. Lúc bấy giờ, tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka, có sắp đặt rất nhiều sàng tọa. Thế Tôn thấy rất nhiều sàng tọa tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka, thấy vậy Thế Tôn suy nghĩ: "Rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết ở đấy có rất nhiều Tỷ-kheo ở không?" 

Kinh nhập tức xuất tức niệm


Kinh nhập tức xuất tức niệm
(Anapanasatisutta)
Như vầy tôi nghe. 
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Đông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng.... như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Đại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Đại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Đại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Đại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng. Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt. Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây.