Trí tuệ

Trí tuệ sáng suốt (Prajna) là trí tuệ có thể mổ xẻ những đau khổ do tâm lý tìm cách bảo vệ cái tôi của mình gây ra. Prajna giúp ta thấy rằng dùng những hành động của mình để bảo vệ cho mình được an toàn là điều không thể được. Prajna biến mọi hành động thành kim cương. Năm hoạt động siêu việt kia: độ lượng, kỷ luật, tinh tấn, kham nhẫn, và thiền định còn có thể cho chúng ta chỗ để trú vào, nhưng Prajna thì cắt đứt tất cả mọi thứ. Prajna làm chúng ta không còn nương tựa vào bất cứ điều gì, giúp chúng ta không trụ vào đâu cả. Do đó, cuối cùng chúng ta có thể buông xả.

Sáu cách sống đời bi mẫn

Có sáu hoạt động truyền thống mà các Bồ-tát đã từng rèn luyện, đó sáu cách để sống từ bi: rộng lượng sẻ chia, giữ gìn nghiêm cẩn giới luật, kham nhẫn chịu đựng, hoan hỷ tinh tấn, thiền định, và trí tuệ vô ngại. 

Đừng mong được khen ngợi

Phương ngôn này có nghĩa là đừng mong chờ những lời cảm ơn. Điều này rất quan trọng. Khi bạn mở rộng cửa và mời tất cả những hữu tình như những vị khách mời của ta; bạn cũng mở cửa sổ và phá bỏ những bức tường thậm chí để các vì sao rơi xuống, và bạn nhận ra rằng giữa bạn và vũ trụ này không có bất kỳ ngăn cách nào cả. Nếu nghĩ rằng bạn làm gì đó để bản thân mình cảm thấy tốt hơn và bạn dự định sẽ nhận sự tán thưởng từ khắp nơi – không, sẽ không có đâu. Thay vì mong đợi sự biết ơn, sẽ hữu ích hơn nếu chẳng mong đợi điều gì cả; khi đó có lẽ bạn sẽ tò mò và tự hỏi điều gì sẽ đến. Chúng ta có thể bắt đầu mở lòng với người khi chúng ta không hy vọng nhận lại được gì. Chúng ta chỉ làm để mà làm.

Trưởng thành

Học cách tử tế với chính mình rất quan trọng. Khi chúng ta quay về nhìn lại con tim mình và bắt đầu khám phá cái gì là rối ren và cái gì là sáng suốt, cái gì cay đắng và cái gì ngọt ngào, chúng ta khám phá không phải chỉ bản thân mình mà chúng ta khám phá vạn vật trong vũ trụ. Khi chúng ta phát hiện ra Phật chính là chúng ta, chúng ta nhận ra lẽ thật rằng vạn vật và mỗi người đều là Phật. Chúng ta phát hiện ra mọi thứ bừng tỉnh, mọi người cũng thức tỉnh. Vạn vật và con người là những viên ngọc báu, tất cả đều tuyệt vời. Quan tâm đến những suy nghĩ và những xúc cảm với tâm trạng vui vẻ và cởi mở chính là cách chúng ta nhận thức vũ trụ.

Chơn lý 11 KHẤT SĨ

TLNX: Trong nỗ lực tìm lại tài liệu cũ để học, chúng tôi may mắn tìm đọc được bộ Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang. Đây là một bộ sách quý về triết học và đạo học. Bộ sách chứa đựng nhiều tư tưởng mới và phương pháp thực hành đạo thiết thực. Nhưng có một điều khó là khi đọc Chơn lý, có một số từ, cụm từ, câu rất khó hiểu - ngay ở nghĩa tường minh. Ở những trường hợp này, thường có sự khác nhau trong các dị bản. Chúng tôi chưa dám bàn vì việc này đòi hỏi sự đối chiếu và tìm hiểu kỹ lưỡng. Ở đây, vì nhu cầu học tập của những người hữu duyên quý kính tư tưởng và con đường Tổ sư Minh Đăng Quang chỉ dạy, chúng tôi xin phép chỉ chia sẻ những bài Chơn Lý mà những người hữu duyên đang tìm học, kính mong các bậc thầy tiếp nối con đường Khất sĩ, các nhà biên tập, in ấn cho phép, lượng thứ và chỉ giúp nếu có điều chi không phải. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Chơn lý 11 KHẤT SĨ

1. KHẤT SĨ là học trò khó đi xin ăn để tu học. Khất sĩ là cái sống của chơn lý vũ trụ, mà tất cả chúng sanh đều là học trò cả thảy. Bởi chúng sanh là cái biết, từ chưa biết đến đang biết, và cái biết sẽ hoàn toàn ngơi nghỉ. Các sự thấy, nghe, hiểu để đem lại cho cái biết. Biết quý báu hơn không biết, có biết mới hết mê lầm chấp trật, khổ sở nạn tai. Từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trước đến sau, từ chiều đến sáng, mỗi lúc cái biết càng phân biệt, làm việc tích trữ, lớn to và đi tới, làm cho chúng sanh càng ngày càng được thêm sự học hành. Chúng sanh đây là căn thân và chủ thức (là người nhận biết). Cho nên cái biết chủ cần phải sống, lớn, ăn, vui, yên và còn mãi mãi. Chính biết là ta, là mục đích của chúng sanh, là chơn lý của cuộc đời, là tinh ba của võ trụ. Chính chơn lý hay triết lý mới là môn học thực tế, ích lợi, đi ngay đến Niết-bàn, kêu là đạo, là sự học không hai, là cái học của ta, nó ở với ta, nuôi sống cái ta, nó làm ta vậy.