Kinh Đức Phật nói về hơi thở với Arittha

Về phương pháp quan sát hơi thở, ngoài bài kinh Quán niệm hơi thở vào hơi thở ra, Số 118 trong kinh Trung Bộ ra, chúng ta có thể tìm thấy khoảng 20 bài kinh ngắn ghi lại lời dạy của Đức Phật về phương pháp quán niệm hơi thở. Các kinh ngắn này được lưu lại trong chương Tương ưng hơi thở, thuộc kinh Tương ưng bộ. Kinh nói về hơi thở với Arittha là 1 trong 20 bài kinh đó.
Quán niệm hơi thở tưởng như đơn giản nhưng lại không, vì phương pháp này không chỉ dừng lại ở hơi thở mà thôi. Lời khuyên của Đức Phật dành cho Arittha trong kinh sau đây nói lên điều đó.
Lưu ý một điều. Trong bản tiếng Việt do Hòa Thượng Minh Châu dịch có câu thuật như thế này.
“Đây cũng là niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này Arittha, nhưng Ta tuyên bố là không phải. Này Arittha, Ta sẽ nói cho Ông như thế nào là niệm hơi thở vô, hơi thở ra, được phát triển, được làm cho viên mãn. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.”
Trong khi đó bản tiếng Anh do Thầy Thanissaro dịch thì thế này:
“There is that mindfulness of in-&-out breathing, Arittha. I don't say that there isn't. But as to how mindfulness of in-&-out breathing is brought in detail to its culmination, listen and pay close attention. I will speak.”

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất

Tam Bảo – mô hình y khoa
Tam bảo, ba ngôi quý báu được tôn kính nhất trong Phật giáo, là khái niệm chỉ cho Đức Phật: bậc sáng lập ra Đạo Phật; Giáo Pháp: những lời dạy của Đức Phật và Tăng chúng: chúng đệ tử của Đức Phật, những người đã thấu hiểu và đạt được lợi ích thiết thực từ những lời Đức Phật dạy.

Ba chiến lược phù phiếm

Có ba phương pháp mà con người hay dùng và có liên quan đến các thói quen rắc rối như lười biếng, sân giận và tủi thân. Tôi gọi chúng là ba chiến lược phù phiếm - chiến lược công kích, đam mê và vô tình.

Mái chùa xưa


Truyện ngắn của Võ Hồng
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn :
- Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hổn.

Trên ghế nhà trường (Thấy Phật)


– Cao Huy Thuần –
Học “định” để được “tuệ”
Tôi mượn hai chữ “định” và “tuệ” trong Phật giáo để nói với các em một câu chuyện nhỏ. Xin các bậc phụ huynh đừng sợ tôi đưa các em vào thế giới tương chao hoặc vào triết lý cao xa. “Định” và “tuệ” là những chuyện hiển nhiên trước mắt, là kinh nghiệm thường xuyên của các em từ khi bước vào nhà trường, ngay cả trước đó nữa. Các em có học gì khác đâu? Học “định” để được “tuệ”, đơn giản chỉ có thế. Đây là chuyện giáo dục sơ đẳng, không phải chuyện lý thuyết viển vông trên chốn đâu đâu.

Thiên đường và địa ngục

Một võ sĩ Samurai lực lưỡng, đến và nói với thiền sư: hãy cho tôi biết bản chất của thiên đường và địa ngục. Thiền sư nhìn vẻ mặt của anh ta và nói: Tại sao tôi phải nói cho con người dơ dáy, bẩn thỉu, kinh tởm, khốn khổ như anh chứ? Một kẻ sâu bọ như anh, anh nghĩ là tôi sẽ nói cho anh bất cứ thứ gì ư?” Nổi cơn thịnh nộ, võ sĩ Samurai rút kiếm và toan chém đầu thiền sư.

Chơn lý 14 NHẬP ĐỊNH

TLNX: Chơn lý NHẬP ĐỊNH là một trong 3 bài Tổ sư nói về phương pháp thực hành thiền nhiều nhất. Trong bài này, có một số từ khác nhau trong các dị bản với năm xuất bản khác nhau. Cách in hoa cũng có nhiều chỗ không đồng trong các bản. Chúng tôi chưa làm việc phân tích văn bản được. Nhưng để có cho người học tham khảo, chúng tôi xin giới thiệu ở đây bản mới chỉnh sửa chính tả với sự đối chiếu giữa các bản mà chúng tôi có, ở mức mà chúng tôi nghĩ là “có thể đọc được”. Phần đánh số từ 1 đến 47 là của chúng tôi, để tiện theo dõi khi đọc và tìm lại. Có điều gì chưa ổn khi giới thiệu bài Nhập định ở đây, kính mong bạn đọc nhắc thêm.

*
* *

1. Định là yên lặng.

2. Chơn lý của võ trũ là yên lặng. Yên lặng là lẽ thật là huyền bí, là không vọng động, nên cũng gọi là chơn như hay sự kín đáo. Định tức là mật, trong mật định có chứa linh giác và thần. Cho nên gọi định năng sanh chơn huệ và giới. Định là chánh, loạn là tà, nên mới có tên chánh định; và cũng là có chánh mới có định, chánh định là Niết-bàn, tâm người trở lại chánh định chơn như sau khi toàn giác, gọi là Như Lai hay là Phật. Thế nên chánh định là chỗ sanh ra tất cả chúng sanh vạn vật và các pháp, mà cũng là chỗ trở về, hay chỗ đến, nghỉ ngơi hưu trí của chúng sanh, vạn vật và các pháp kia vậy.

Bốn điều cần nhớ

Bốn điều cần nhớ là bốn câu trả lời cho câu hỏi vì sao Bồ-tát dấn thân luôn nỗ lực để quay lại phút giây hiện tại. Bốn điều đó là:
1. Sinh mạng con người là quý giá. Cũng giống như thời tiết, tất cả các cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ đều đến rồi đi, không có lý do gì để mình quên đi phút giây quý giá hiện tại. Chúng ta được sinh ra để nghe những bài dạy, để thực hành, và để mở rộng trái tim với những người khác.

Kinh niệm xứ

TLNX: Kinh niệm xứ là cẩm nang của người thực hành tỉnh giác. Các thầy hướng dẫn thực hành tỉnh giác đều dựa trên bản kinh này để giới thiệu và chỉ dạy phương pháp thực hành cho người học. Hôm nay chúng tôi giới thiệu bản kinh này ở đây để các bạn đọc là thân hữu Phương Thảo Am, học viên các lớp Thực học tỉnh giác và các bạn có quan tâm đến thiền Phật giáo cùng đọc. Bản dịch tiếng Việt này do HT. Minh Châu dịch. Những chỗ in đậm là chúng tôi cho in đậm để học viên các lớp Thực học tỉnh giác lưu ý.

KINH NIỆM XỨ (Satipatthanasutta) 

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo,.
Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết như sau:
– Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.