Sự thật cuộc đời: Đau khổ

Đặc tính thứ ba của sự tồn tại là khổ đau. Nói ngắn gọn là: chúng ta đau khổ khi ta chống lại sự thật hiển nhiên của vô thường và chết. Chúng ta đau khổ không phải do ta xấu xa và đáng bị trừng phạt mà vì ta hiểu sai ba điều sau.

Từ bỏ: Kinh và thơ

Cuối tuần vừa rồi, ngày 25/4/2014, một thân hữu Thiền Quang có chia sẻ mấy dòng thơ để bày tỏ “lòng tham” của mình. Thấy bài thơ hay, chúng tôi định giới thiệu để các bạn cùng đọc. Chưa kịp giới thiệu, thì hôm nay, tình cờ khi đọc kinh chúng tôi gặp lại đoạn tự kể của đức Phật về nhân duyên trước khi ngài chứng đạo và giác ngộ hoàn toàn. Mặc dù người nói kinh và người làm thơ chắc hẳn là khác xa nhau, ý kinh và ý thơ như có gì đó liên đới, tưởng như lời thơ diễn lại ý kinh bằng một ngôn ngữ êm dịu để dễ đi vào lòng người. Đó là bài Kinh Thánh Cầu trong Trung Bộ Kinh và bài thơ Bày Tỏ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Trong dịp hướng đến ngày Đại lễ Phật đản, chúng tôi xin trích giới thiệu cùng các bạn một đoạn trong kinh và bài thơ ở đây, và cũng để nhớ và tặng hai em, một vừa đến, một ra đi.

------------
...
Như vậy này các Tỷ-kheo, Alara Kalama là Đạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: “Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ”. Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.

Đến bờ

Chúng ta nghe về vô ngã trong giáo pháp của Đức Phật. Nghe có vẻ khó hiểu, không biết vô ngã nói gì. Với bài học nói về rối loạn thần kinh, thì chúng ta cảm thấy rất dễ dàng nắm bắt. Chúng ta có thể hiểu được điều này. Nhưng còn vô ngã thì sao? Khi ta đạt đến giới hạn của mình, nếu ta muốn biết đầy đủ về nơi đó – ý nói là khi chúng ta không còn ham muốn hay kiềm chế gì cả – sự cứng cỏi trong ta sẽ bị phân giải.

Lời cảm hứng của đức Phật: Về kiêu mạn

Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Uruvelà, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây bàng ajapala, khi mới chứng Chánh Đẳng Giác. Lúc bấy giờ, Thế Tôn trong bảy ngày ngồi trong một thế ngồi kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy ra khỏi định. Có một Bà-la-môn thuộc dòng họ Huhunka, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên lời chào hỏi, sau khi nói lời chào hỏi thân hữu, rồi đứng một bên. Đứng một bên, Bà-la-môn ấy nói với Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, cho đến như thế nào là Bà-la-môn, và những pháp nào tác thành Bà-la-môn?