3. Những nguy hiểm trong cuộc sống nói chung

A. Phương diện khách quan

Những nguy hiểm chúng ta phải đối đầu thật ra nhiều hơn những gì chúng ta vừa thảo luận. 
Trên cả những tai họa và những bất hạnh trong cuộc sống hiện tại và nguy cơ rơi vào các cảnh giới khổ trong tương lai, còn có nguy hiểm căn bản hơn chi phối toàn bộ cuộc sống, đó là khổ mang tính bản chất của vòng luân hồi. Vòng luân hồi do hữu, sanh, lão tử tạo thành và nó vận hành từ vô thỉ. Tái sanh không chỉ diễn ra một lần mà đưa đến sanh tử liên tục trong các kiếp sống tiếp theo. Cuộc sống cứ lặp đi lặp lại theo một quy trình tương tự: mỗi kiếp sống đi qua đưa đến già, chết, rồi chết lại đưa đến một cuộc sống mới. Tái sanh có thể vào cảnh giới vui hay khổ, nhưng bất cứ ở đâu, vòng xoay của bánh xe luân hồi không có sự dừng nghỉ dù chỉ trong giây lát. Định luật vô thường bao trùm mọi lĩnh vực trong đời sống của mọi chúng hữu tình; những gì có sanh cuối cùng phải bị hoại diệt. Ngay cả các cõi trời cũng không thoát ra khỏi sự chi phối của định luật này. Khi phước báo cõi trời hết, cuộc sống cũng chấm dứt tại đấy và trở lại tái sanh ở một cảnh giới khác, có thể ở các cõi khổ.

Dưới mắt của người trí, vô thường bao trùm mọi hình thức sống là bản chất của khổ. Không có sự nương tựa hay tin tưởng nào có thể vượt ra khỏi bản chất biến hoại của cuộc sống. Những gì chúng ta tìm cầu và coi đó là tiện nghi, là niềm vui thì thực chất là trá hình của đau khổ; những gì chúng ta nương tựa tìm cầu sự an ổn thì thật sự mang bản chất nguy hiểm. Liệu chúng ta biết nương vào đâu để tìm được nơi che chở an ổn? Tất cả những gì chúng ta muốn nắm giữ đều vuột khỏi tầm tay, vĩnh viễn như thế, chúng phải tan hoại. “thế giới vỡ tan, thế giới vỡ tan, do đó mới gọi là thế giới”.

Tuổi trẻ đưa đến già nua, sức khỏe đưa đến bệnh tật, sống đưa đến chết. Mọi cuộc hội ngộ kết thúc với phân ly, và đau khổ đi theo sau sự phân ly ấy. Tuy nhiên, để hiểu vấn đề sâu sắc và toàn diện, chúng ta phải nhân lên đến vô biên. Từ vô thỉ, chúng ta đã trôi lăn trong trong vòng sanh tử luân hồi, luẩn quẩn chịu đựng không biết bao lần với sanh, già, bệnh và chết, chia lìa mất mát, thất bại khổ đau. Biết bao lần chúng ta ra vào cảnh giới khổ đau, biết bao kiếp chúng ta đã từng là súc sanh, quỷ đói và chui vào địa ngục đớn đau. Khổ đau, bạo lực, ưu não, sầu bi…cứ thế, cứ thế không biết bao nhiêu lần chúng ta kinh qua các cảm giác này rồi. Đức Phật dạy rằng nước mắt và máu chúng sanh trong vòng luân hồi vô tận này còn nhiều hơn nước ngoài đại dương. Xương chúng sanh chất thành từng đống cao hơn cả dãy Hy mã lạp sơn. Chúng ta đã đối mặt với khổ đau trong vô lượng vô biên kiếp ở quá khứ, và khi những nguyên nhân tạo nên vòng sanh tử luân hồi chưa cắt đứt thì chúng ta đứng trước nguy cơ tiếp tục chịu khổ còn hơn nữa trong vòng luân hồi như thế ở tương lai.

Bhikkhu Bodhi
Ngọc An dịch

2. Những nguy hiểm trong đời sống tương lai (b)

B. Phương diện chủ quan

Không ai khác có thể hộ trì chúng ta khỏi rơi vào các cảnh giới khổ. Điều này chỉ thành tựu được khi tránh những nguyên nhân đưa đến các cảnh giới tái sanh đầy khổ đau . Nguyên nhân dắt dẫn chúng ta tái sanh về một cảnh giới nào đó là do nghiệp, đó là những hành động có tác ý của chúng ta. Nghiệp chia làm hai loại, thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Thiện nghiệp do động cơ vô tham, vô sân và vô si chi phối, ngược lại, bất thiện nghiệp do các động cơ tham, sân và si thúc đẩy. Hai loại nghiệp này đưa đẩy chúng sanh đi tái sanh theo hai hướng: thiện nghiệp đưa chúng sanh tái sanh về các thiện thú, ác nghiệp dắt chúng sanh đến các ác thú.


Chúng ta không thể nào xóa bỏ đi các cảnh giới khổ đau; các cõi này tiếp tục tồn tại vì thế giới tồn tại. Để tránh tái sanh về các cảnh giới này, chúng ta nên quán sát bản thân mình, bằng cách điều phục các hành nghiệp của mình, không tạo các ác nghiệp để khỏi lao mình vào cảnh giới khổ đau. Tuy nhiên, để tránh tạo các ác nghiệp, chúng ta cần sự giúp đỡ với hai lý do chủ yếu.

Thứ nhất, con đường tạo nghiệp mở ra trước mắt chúng ta rất đa dạng và vô số, chúng ta thường không biết ngả nào mà đi. Một số hành động có thể phân biệt thiện, ác dễ dàng nhưng có một số không thể thẩm định được. Chúng ta sẽ rơi vào tình trạng bối rối khi gặp phải tình huống như vậy. Để có thể chọn lựa đúng, chúng ta cần sự hướng dẫn – những lời hướng dẫn rõ ràng phải từ một người biết giá trị đạo đức của các hành nghiệp và những con đường đưa đến các cảnh giới khác nhau.

Nguyên nhân thứ hai chúng ta cần sự giúp đỡ vì ngay cả khi chúng ta có thể phân biệt được đúng và sai, chúng ta vẫn bị bản năng xúi giục lao vào làm việc quấy ác sai lầm mà bỏ đi việc tốt. Hành động không phải luôn luôn đi theo quyết định sáng suốt của mình. Chúng thường bị động cơ ham muốn thúc đẩy một cách sai lầm mà chúng ta không thể kiềm chế được. Bị thúc đẩy như vậy, chúng ta cứ lao đầu vào làm những việc hại mình, biết vậy mà vẫn cứ phải bó tay nhìn mình hành động ngu xuẩn như thế. Chỉ khi nào có được trí tuệ cao hơn, chúng ta mới có thể làm chủ được tâm mình, kiềm chế các hành động. Điều này đòi hỏi phải có nguyên tắc. Để tiếp thu được những nguyên tắc đúng đắn chúng ta cần sự hướng dẫn của người nào có khả năng hiểu được quá trình vận hành vi tế của tâm và có thể dạy chúng ta cách điều phục những động cơ do bản năng chi phối khiến chúng ta lao vào tạo nghiệp ác hại mình. Bởi vì những hướng dẫn này và người lập ra chúng sẽ cho chúng ta nơi nương tựa để hộ trì các khổ đau và tổn hại trong tương lai, chúng ta nên coi đó là nơi nương tựa thật sự cho chúng ta.

Đây là nguyên nhân thứ hai để chúng ta quy y – cần làm chủ tâm mình, điều phục những hành động xấu để tránh rơi vào các cảnh giới khổ trong tương lai.

Bhikkhu Bodhi
Ngọc An dịch

Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala


Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
Trung Bộ Kinh số 61
(Ambalatthikà Ràhulovàda sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Rahula (La-hầu-la) ở tại Ambalatthika (rừng Ambala). Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalatthika, chỗ Tôn giả Rahula ở. Tôn giả Rahula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Rahula:

-- Này Rahula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không?

2. Những nguy hiểm trong đời sống tương lai

A. Phương diện khách quan 

Nguy cơ gây ra tổn hại và nguy hiểm không dừng lại với cái chết. Theo triết lý Phật giáo, chết là để mở đầu cho một kiếp sống mới và như thế có nguy cơ đưa đến đau khổ nữa. Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sanh bị tham ái và vô minh cột trói mà phải chịu luân hồi sanh tử. Khi nào động cơ này còn thúc đẩy chúng sanh đi tìm sự sống, cuộc sống vẫn cứ phải tiếp tục sau cái chết, đem theo tưởng và hành ở kiếp sống quá khứ. Không có linh hồn luân chuyển từ kiếp sống này qua kiếp sống khác, chỉ có dòng tâm thức không ngừng biến chuyển đưa chúng sanh đi tìm một hình thức sống mới phù hợp với hành nghiệp của người ấy sau khi chết.

1. Những nguy hiểm trong đời sống hiện tại

A. Phương diện khách quan

Nguy hiểm rõ ràng nhất hiện ra trước mắt ta là sự tạm bợ mong manh của cơ thể vật lý và của cải vật chất. Từ khi sinh ra đến nay chúng ta đã từng bị bệnh, tai nạn và bị thương. Thiên nhiên cũng quấy nhiễu đời sống chúng ta với những thiên tai như động đất và lũ lụt, xã hội nhiễu nhương với tội phạm, bóc lột, đàn áp và sự đe dọa của chiến tranh. Những sự kiện về chính trị, xã hội và kinh tế luôn có nguy cơ đứng trước sự khủng hoảng. Những cố gắng gọi là cách tân, cách mạng luôn kết thúc với một quy trình mòn cũ của sự trì trệ, bạo động và vỡ mộng. Ngay cả trong thời đại tương đối an bình ổn định cũng không hoàn toàn yên ổn. Những khó khăn bất ngờ cùng những tình huống không như ý cứ thế thay phiên nhau xảy ra không dứt.

Chúng ta có thể may mắn tránh được nhiều điều bất hạnh lớn trong cuộc sống, có một điều chúng ta không thể tránh. Đó là chết. Chúng ta bắt buộc phải chết, đành buông xuôi tất cả những của cải giàu sang, kiến thức thông thạo, sinh lực tràn đầy mà đành bất lực trước sự thật không thể nào tránh khỏi: Chết. Cái chết đè nặng trĩu lên ta từ khi mình mới sinh ra. Từng sát-na, từng sát-na đưa chúng ta xích lại gần sự thật không thể trốn thoát này. Chúng ta cứ đi dọc cuộc đời, cảm thấy an ổn, thoải mái thì chẳng khác nào một người đi qua một hồ nước đóng băng, tin rằng mình an ổn trong khi đó băng đang rạn nứt ngay dưới chân mình

Tại sao phải quy y?

      Khi chúng ta nói rằng sự thực hành giáo lý Đức Phật bắt đầu với việc quy y, lập tức có một câu hỏi quan trọng khởi lên, đó là “Tại sao chúng ta cần một nơi để quy y?” Một nơi để quy y có thể là một người, một nơi, hay một vật có thể che chở cho ta khỏi nguy hiểm và tổn hại. Do đó, khi chúng ta bắt đầu tu tập với việc quy y, có nghĩa là tu tập sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm và tổn hại. Câu hỏi ban đầu của chúng ta “Tại sao cần một nơi để quy y có thể chuyển sang một câu hỏi khác “Những nguy hiểm và tổn hại mà chúng ta cần được che chở ấy là gì?” Nếu chúng ta nhìn lại cuộc sống của chính mình, chúng ta có thể không thấy được những nguy hiểm sắp xảy ra cho bản thân mình. Công việc ổn định, sức khỏe tráng kiện, gia đình hỗ trợ đắc lực, niềm vui đầy đủ. Với tất cả những thứ hiện có, ta tưởng rằng mình có đầy đủ mọi thứ để đảm bảo cuộc sống an vui. Trong trường hợp như thế, quy y hoàn toàn trở nên thừa thãi và vô dụng.

Quy y

      Giáo lý Đức Phật có thể coi như một ngôi nhà có nền, lầu gác, cầu thang và mái che. Giống bất kỳ mọi ngôi nhà khác, ngôi nhà giáo pháp cũng có cửa và muốn đi vào bên trong ngôi nhà ấy, chúng ta cần phải bước qua cánh cửa này. Cánh cửa để đi vào ngôi nhà Phật pháp là quy y Tam bảo – đó là nương tựa vào Đức Phật, bậc đạo sư toàn giác, nương tựa vào Chánh pháp do Ngài thuyết giảng và nương tựa vào Tăng đoàn, chư đệ tử tu hành thanh tịnh của Ngài.