Một cuộc bắt đầu mới

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Các bạn đã ở đây được mười ngày, và sẽ trở về lại nhà trong một khung cảnh hoàn toàn khác. Việc hành Thiền cũng như sự hiểu biết của các bạn về Phật pháp tiến bộ thấy rõ. Khi trở lại nhà, các bạn có thể nghĩ là người thân ở nhà đã thay đổi. Đột nhiên họ như không hiểu những điều bạn nói nữa. Họ lại quan tâm đến những việc đối với bạn không có gì là quan trọng cả. Khi đó bạn nên biết rằng không phải họ là người đã thay đổi, mà chính bạn mới là người thay đổi.

Tứ diệu đế và Bát chánh đạo

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Khi Ðức Phật rời bỏ gia đình để đi tìm sự giải thoát cho chúng sanh khỏi những khổ đau, Ngài đã tìm đến tu học với hai vị Thiền sư nổi tiếng.
Ngài Alara Kalama, vị thầy đầu tiên, dạy Ðức Phật về Tứ Thiền, các tầng thiền trong sắc giới. Ðức Phật là người học trò rất thông minh, Ngài học rất nhanh. Chẳng lâu sau, vị thầy nhờ Ngài ở lại dạy vì sự hiểu biết của Ngài đã ngang bằng với thầy. Nhưng Ðức Phật, lúc đó hãy còn là Thái tử Siddhartha Gotama (Sĩ-đạt-đa Cồ-đàm), từ chối và nói rằng Ngài chưa đạt được mục đích của mình, và từ giã vị thầy nầy để đến với vị thầy thứ hai, ngài Uddaka Ramaputta. Người thầy thứ hai dạy Ðức Phật về bốn tầng thiền vô sắc, là các tầng Thiền vi tế hơn, khó đạt được hơn các tầng Thiền trước đó. Lần nữa, Ðức Phật lại chứng tỏ mình là một người học trò xuất sắc, và vị thầy của Ngài lại yêu cầu Ngài hãy ở lại hướng dẫn các đệ tử khác. Lần nữa, Thái tử lại từ chối vì Ngài nhận thấy rằng dù Ngài đã đạt được tầng Thiền cao nhất, nhưng khi xả định, Ngài vẫn thấy khổ đau, phiền não như trước. Không có gì thay đổi nhiều. Vì thầy Uddaka Ramaputta nói không còn gì nữa để dạy, Thái tử biết rằng Ngài phải tự mình đi tìm chân lý. Ngài từ giã năm người bạn đồng tu với mình. Họ không muốn theo Ngài, mà chọn lựa ở lại, với sự an ổn, bảo đảm của một người thầy danh tiếng.

Mười điều thiện

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Bố thí, Giới hạnh, với Xuất ly
Trí tuệ, Tinh tấn nữa là năm
Nhẫn, Chân, Kiên định, Từ bi,
Và Xả bỏ nữa là mười.
-- (Lời Phật dạy, Buddhavamsa II, Kệ 76)

Muốn tu Thiền, hành giả cần có ba đức tính: độ lượng, đức hạnh và từ tâm. Nhưng cuộc sống tâm linh cao đẹp còn cần đến những đức hạnh khác nữa và chúng cũng cần được vun trồng.

Ngũ uẩn

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Khi mới bắt đầu hành thiền, ai cũng rất phấn khởi. "Tôi sẽ thực tập thiền thật tốt kể từ hôm nay". Sau vài ngày, khi đã quen quen, thì tâm bắt đầu suy nghĩ: “Không biết tu tập đến chừng nào đây? Biết bao giờ mới chấm dứt?" Nó sẽ chấm dứt, tôi bảo đảm với bạn, vì mọi thứ đều phải chấm dứt. Không có gì vĩnh cữu.
Khi tâm bắt đầu bàn ra, ta cần nhận biết điều đó để tự nhủ: “À, tâm lại sắp dở trò gì đây?” Đừng nghe theo nó. Ta đã không nghe nó khi đang tọa thiền thì tại sao lại phải nghe nó lúc khác. Có toạ thiền hay không, tâm cũng thích đùa cợt ta.
Mỗi khi tâm nói những lời như :"Tôi bỏ cuộc. Tôi sẽ chẳng bao giờ có thể giác ngộ" hay "Tôi tiến bộ quá rồi, tôi có thể nghĩ xã hơi", thì ta phải trấn an tâm bằng: "Hãy im đi. Tôi đang hành thiền đây". Vấn đề là ta phải có quyết tâm, kiên định, là một trong mười điều thiện. Không có lòng quyết tâm, ta sẽ chẳng đi tới đâu cả.

Bốn hỉ lạc

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Tất cả chúng ta đều kiếm tìm hạnh phúc, nhưng rất ít người bắt được. Hai điều trong Tứ diệu đế của Đức Phật đã nói rằng hạnh phúc thế gian là ảo tưởng, vậy mà ta chẳng bao giờ từ bỏ hy vọng tìm thấy nó. Tuy nhiên điều đó cũng không hoàn toàn xấu, vì nếu không có lòng mưu cầu hạnh phúc, ta sẽ trở nên thối chí, nản lòng khi không thể tìm được hạnh phúc hoàn toàn.

Nghiệp và luân hồi

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

NGHIỆP
"Tôi làm chủ nghiệp của mình. Tôi kế thừa nghiệp. Sinh ra tôi đã mang nghiệp. Tôi và nghiệp tương quan lẫn nhau. Tôi sống theo sự dẫn dắt của nghiệp. Tôi tạo ra nghiệp gì, xấu hay tốt, tôi sẽ là người thọ lãnh sau nầy". Đức Phật dạy rằng ta phải tự nhắc nhở mình như thế mỗi ngày. Những điều nầy quan trọng thế nào mà ta phải tâm niệm mỗi ngày như thế?

Năm chướng ngại

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Phần lớn chúng ta đều nghe danh hiệu Ma Vương. Đều biết đến Ma vương bằng cách nầy hay cách khác. Nó chính là sự cám dỗ. Nó cám dỗ chúng ta vào các con đường tội lổi. Ma Vương đến khi Đức Phật ngồi dưới cây Bồ đề tĩnh tâm tìm sự giải thoát. Rõ ràng Ma Vương không phải là hình ảnh của lũ quỷ với lửa đỏ tuôn tràn ra hai lổ tai, lôi kéo ta xuống địa ngục. Ma Vương là sự cám dỗ đang ngự trong lòng ta. Nếu Ma Vương có thể đến quấy rầy Đức Phật trước khi Ngài chứng đắc Niết bàn -dấy khởi cám dỗ trong lòng Ngài- thì kể gì đến chúng ta?
Điều khác biệt là Phật nhận biết đó là Ma Vương -Sự cám dỗ. Ngài biết, trong khi chúng ta thì không. Chúng ta lý giải và biện hộ cho nó. Tôi đã nhìn thấy những dòng chữ dán trên một chiếc xe hơi như sau: "Cái gì đem lại cho ta sự thoải mái, cái đó đúng”. Nhưng có bao nhiêu điều, bao nhiêu thứ đem lại khoái lạc cho ta mà hoàn toàn sai, có người còn coi việc sát hại người khác là niềm vui.
Sự cám dỗ trong lòng ta là ô trược của chính chúng ta, chúng ẩn nấp ở đó để sẳn sàng tạo ra thêm tội lổi. Vì chúng ta không thích thú nhận rằng tâm thân ta ô uế cần được tẩy sạch, ta tìm đủ mọi lý lẻ để biện hộ cho các hành động của mình: ‘Tôi cũng có quyền được hưỡng thụ chứ’”, “Đó là điều tôi ước muốn, nên hẳn là tôi rất cần".

Kinh từ bi

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Người hằng mong thanh tịnh:
Nên thể hiện pháp lành,
Có khả năng, chất phác,
Hiền hòa, không kiêu mạn,
Sống dễ dàng, tri túc,
Thanh đạm không rộn ràng,
Lục căn luôn trong sáng,
Trí tuệ càng hiển minh,
Chuyên cần, không quyến niệm,
Không làm điều ác nhỏ,
Mà bậc trí hiền chê,
Nguyện thái bình an lạc,
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc,
Chúng sinh dù yếu mạnh,
Lớn nhỏ hoặc trung bình,
Thấp cao không đồng đẳng,
Hết thảy chúng hữu tình,
Lòng từ không phân biệt,
Hữu hình hoặc vô hình.
Đã sinh hoặc chưa sinh,
Gần xa không kể xiết.
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc.
Đừng lừa đảo lẫn nhau,
Chớ bất mãn điều gì,
Đừng mong ai đau khổ,
Vì tâm niệm sân si,
Hoặc vì nuôi oán tưởng.
Hãy mở rộng tình thương,
Hy sinh như từ mẫu,
Suốt đời lo che chở,
Đứa con một của mình,
Hãy phát tâm vô lượng,
Đến tất cả sinh linh,
Từ Bi gieo cùng khắp,
Cả thế gian khổ hải,
Trên dưới và quanh mình,
Không hẹp hòi oan trái,
Không hờn giận căm thù,
Khi đi, đứng, ngồi, nằm,
Bao giờ còn thức tĩnh,
Giữ niệm từ bi nầy,
Thân tâm thường thanh tịnh,
Phạm hạnh chính là đây.
Ai xả ly kiến thủ,
Có giới hạnh nghiêm trì,
Đạt Chánh trí viên mãn,
Không ái nhiễm dục trần,
Thoát ly đường sinh tử.
-- Lời Đức Phật dạy (Kinh Nipata)
(Nguồn: Nghi Thức Tụng Niệm, Chùa Đạo Quang, TX USA)

Nếu chúng ta đứng quá gần một tấm kính, ta sẽ không thể thấy gì. Mà xa quá thì cũng thế. Chúng ta cần đứng một khoảng cách vừa phải thì mới có thể nhìn thấy rõ.

Từ bi quán

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Hãy chú tâm vào hơi thở của bạn trong giây lát.
Hãy soi lòng mình xem có điều gì lo âu, sợ hãi, đau đớn, ganh ghét, ăn năn, chán nản, khó xử, bất an không. Nếu có, hãy để chúng trôi đi như một đám mây đen.
Hãy để sự ấm áp, thân thương dành cho chính bản thân mình tràn đầy trong lòng, vì chỉ có ta là người bạn tốt nhất của chính mình. Hãy trùm phủ tâm bạn với những tư tưởng thương yêu, tự bằng lòng phát xuất từ nội tâm.

Tứ vô lượng tâm

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Trong mỗi chúng ta có bốn người bạn tốt (tứ vô lượng tâm), sẳn sàng giúp đỡ ta. Tuy nhiên cạnh đó ta cũng có năm kẻ thù chực chờ nhảy ra tấn công bất cứ lúc nào. Chúng không bao giờ để ta yên. Nhưng vấn đề là có mấy ai trong chúng ta đủ sức mạnh để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ cho những người bạn tốt của mình. Lại có người còn không biết rằng đó là việc tốt, nên làm.

Thanh tịnh và tĩnh giác

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Có rất nhiều phương pháp tu Thiền. Trong "Thanh Tịnh Đạo” (Path of Purification) có hơn bốn mươi cách được liệt kê, nhưng chỉ có hai phương hướng, hai con đường ta phải đi đến: Thanh tịnh và Tỉnh giác. Thanh tịnh và Tỉnh giác luôn đi đôi với nhau. Giống như phương hướng, và mục tiêu. Ta phải biết con đường để đi đến mục tiêu.
Ta cần phải thực tập cả hai phương cách, Thanh tịnh và Tỉnh giác, để đạt được những kết quả mà Thiền sẽ mang đến cho ta. Phần đông chúng ta đều muốn được an lạc. Ai cũng muốn được bình yên, muốn được có cảm giác vui sướng, mãn nguyện. Trong Thiền định, nếu ta thoáng bắt được cảm giác an lạc đó, ta sẽ hạnh phúc biết bao. Nhiều người đã thỏa mãn khi đạt được đến trình độ đó. Nhưng thanh tịnh không phải là mục đích của Thiền. Đó chỉ là phương tiện đưa đến cứu cánh. Thanh tịnh là phương tiện. Sự tỉnh giác trong nội tâm mới là cứu cánh. Phương tiện rất cần thiết nhưng không thể lầm lẫn chúng với cứu cánh. Nhưng vì phương tiện đó tạo ra sự thoải mái, dễ chịu, ta trở nên bám víu vào chúng.
Vấn đề của chúng ta là luôn chạy đuổi theo sự dễ chịu và xa lánh sự khó chịu. Vì chúng ta coi mục đích của cuộc đời là được dễ chịu, hạnh phúc, nên dường như ta chẳng có mục đích gì cả trong cuộc đời. Không thể nào tước bỏ hết tất cả những điều khó chịu, đau khổ trong đời, mà chỉ giữ lại những gì ta ưa thích. Chừng nào ta còn coi đó là mục đích của mình thì ta không có mục đích gì cả. Trong Thiền cũng thế.

Ảnh hưởng của thiền đến đời sống chúng ta

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Trước hết ta phải tẩy uế, thanh lọc tâm. Nhưng không thể có tâm thanh tịnh, nếu như thân ô uế, vì thế, ta cũng cần tẩy rửa các thứ tạp uế đã chất chứa trên thân thể ta bấy lâu nay.
Hãy tưởng tượng một người đã sống trong một ngôi nhà đã hơn hai mươi, ba mươi năm không dọn dẹp. Bao nhiêu thức ăn thừa thãi, quần áo bẩn thỉu, rác rưởi đã chất đến trần nhà. Phải sống giữa đống rác đó thật hôi thối, khó chịu. Nhưng nguời chủ sống ở đó thì chẳng hề bận tâm, cho đến một ngày có người bạn ghé qua và nói: "Sao bạn không dọn nhà mình cho sạch sẻ?". Rồi hai người bạn bắt tay vào dọn dẹp một góc nhà. Sau đó người chủ bắt đầu thấy sống ở góc phòng sạch sẻ đó dễ chịu hơn. Nên dọn dẹp cả căn nhà, người chủ bây giờ có thể ngắm quang cảnh bên ngoài, có đủ chỗ đi qua lại trong nhà. Khi chỗ ở đã trở nên thoải mái dễ chịu, người chủ mới có thể quay vào chú trọng đến nội tâm mình.

Thiền: Lý do và phương pháp

TLNX: Chúng tôi có ý chia sẻ những bài pháp của Ni sư Ayya Khema từ lâu rồi. Khi nhận được bản điện tử những bài pháp của Ni sư do một pháp hữu gởi tặng, khi được hân hạnh gặp dịch giả Lý Thu Linh, người chuyên dịch những tác phẩm của Ni sư, khi lập trang TLNX này, là những lúc phù hợp để chia sẻ. Nhưng chúng tôi chưa làm được.
Một phần, bản điện tử mà chúng tôi đang có còn nhiều lỗi chính tả quá, chủ yếu là lỗi typo - đánh máy. Chúng tôi ngại những những lỗi này làm xốn mắt quý độc giả khi đọc, nên muốn đọc và sửa lỗi chính tả trước khi chia sẻ. Rất may, gần đây, những bài giảng của Ni sư đã được phổ biến trên mạng thông tin toàn cầu. Nhưng tiếc một điều, lỗi chính tả trong các bản đã chia sẻ cũng còn quá nhiều. Xem ra, sai chính tả tuy đơn giản, nhưng khó tránh. Muốn tránh phải tốn nhiều thời gian.
Mặt khác, khi chia sẻ những bài giảng của Ni sư, chúng tôi cũng muốn bàn thêm về một vài điểm liên quan đến phương pháp thực hành thiền, như các vấn đề về phương tiện thiện xảo, phương pháp đối trị, phương pháp xử lý tình huống... để người mới học, chưa có nền tảng lý thuyết về Phật giáo, khỏi lúng túng khi đọc học. Nhưng cho tới nay, việc này vẫn chưa làm được.
Nay vì nhu cầu trước mắt của một số bạn đạo đang học và thực hành thiền cùng chúng tôi, nhất là cho buổi thảo luận về phương pháp thiền theo Ni sư Ayya Khema trong tháng 3/2015, chúng tôi nhờ người đọc và sửa chính tả và chia sẻ ở đây để các bạn tiện tham khảo. Lại một lần nữa, việc này cũng không thể làm được vì lỗi typo quá nhiều. Những thiếu sót chúng tôi chưa khắc phục được, mong các bạn thông cảm. Xin chân thành cảm ơn dịch giả đã cho phép chúng tôi chia sẻ lại và cảm ơn bạn đọc.

Thiền: Lý do và phương pháp
Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Tại sao phải hành Thiền? Thiền có gì quan trọng? Hẳn là bạn cũng muốn tìm hiểu, nếu không bạn đã không đọc những dòng nầy. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Thiền, không phải là việc chúng ta chỉ làm khi rảnh rỗi, trái lại Thiền tối cần cho cuộc sống hạnh phúc, an lành của chúng ta.