KINH HY HỮU VỊ TẰNG HỮU PHÁP

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Rồi một số rất đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường (upatthanasala), câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:
“Thật hy hữu thay chư Hiền ! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, là đại thần thông lực, đại uy lực của Như Lai ! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ, đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly mọi khổ: “Chư Thế Tôn ấy sanh tánh như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như vậy... giới hạnh như vậy... pháp hạnh như vậy... tuệ hạnh như vậy.. trú hạnh như vậy... chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy”.

Con thuyền rỗng

Có một câu chuyện Thiền như thế này: một người đàn ông đang nằm thư giãn thoải mái trên con thuyền đang trôi nhè nhẹ trên dòng sông trong bóng hoàng hôn. Ông ta thấy một con thuyền khác đang trôi dần về phía mình. Thoạt đầu coi bộ ai đó cũng đang thưởng thức buổi hoàng hôn tuyệt đẹp vào mùa hè như ông. Bỗng nhiên ông nhận thấy con thuyền đó đang hướng đến thuyền của ông mỗi lúc một nhanh. Ông bắt đầu la lên, "Này, này, coi chừng! Rẽ sang một bên ngay!" Nhưng con thuyền càng lao về phía ông ta mỗi lúc một nhanh hơn. Lúc đó ông ta liền đứng lên trên thuyền của mình, quơ tay la hét, rồi sau đó hai con thuyền va vào nhau. Tới lúc này, ông mới nhận ra con thuyền kia chỉ là con thuyền trống không.

Đại kinh Thí dụ lõi cây: Mục đích của học pháp tu thiền

TLNX: Bạn nào học pháp tu thiền mà không rõ tu thiền để đạt được điều gì thì đọc kinh này sẽ rõ.


ĐẠI KINH THÍ DỤ LÕI CÂY
(Mahasaropamasuttam)

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), núi Gijjhakuta (Linh Thứu), khi Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) từ bỏ (Chúng Tăng) ra đi không bao lâu. Ở đây, nhân việc Devadatta, Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo và dạy như sau:
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng.

Kinh Hiền Ngu: Làm người khó lắm, sao chẳng sớm học hiền nhân

TLNX: Làm người khó lắm, sao chẳng chịu học hiền nhân? Bài kinh này giúp cho chúng ta hiểu rộng hơn nội dung Kinh lỗ khóa.


Kinh Hiền Ngu
(Balapanditasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo : “Này các Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người ngu. Thế nào là ba ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ và hành các ác hạnh. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy : “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân ?” Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân”. Người ngu ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại khổ ưu. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy. Nếu người ngu, này các Tỷ-kheo, sát sanh, lấy của không cho, theo tà hạnh trong dâm dục, nói láo, say rượu men, rượu nấu, thường ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu ấy suy nghĩ như sau : “Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy”. Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ nhất, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

Tấm lòng của tuổi thơ

TLNX: Đây là một bài viết cũ, không rõ nguồn. Chia sẻ ở đây để "hồi hướng công đức" chúc các bạn trẻ một mùa thi đạt kết quả tốt :) !!!

Ly đi học về, đến đứng trước bàn chiếu một gương mặt trái soan trắng ngần, đôi mắt to tròn và mái tóc đen dày buông xõa ngang vai.
- Mẹ ơi, Chủ nhật này lớp con đi Vũng Tàu chơi, mẹ cho con đóng tiền đi nha mẹ!

Thực hành Tonglen

Tâm Từ và Tonglen

Những thứ khiến ta mê say hẳn phải có một năng lượng ghê gớm. Do vậy, ta sợ. Ví dụ như, nếu như bạn rụt rè, bạn rất sợ phải nhìn thẳng vào mắt người khác. Và để làm được điều này, bạn mất không ít năng lượng. Đó là cách bạn tự giữ mình lại. Khi thực hành tonglen, bạn sẽ có cơ hội sở hữu cách thức đó một cách trọn vẹn, không đổ lỗi cho ai cả, mà quyện nó vào trong chính hơi thở ra của mình. Như thế bạn sẽ hiểu rõ một điều rằng khi một người nhìn bạn với ánh mắt dữ tợn, có thể không phải là do họ ghét bạn mà bởi vì chính họ cũng đang rất rụt rè. Với cách này, thực hành tonglen là tập thân thiết với chính mình cũng như tập mở lòng thông cảm với người khác.

Kinh Ratthapala: Bước đi trên con đường cao rộng

TLNX: Bài kinh này đặc biệt dành cho người xuất gia hoặc người có chí nguyện xuất gia.


-----------------------
(Kinh Trung Bộ, Kinh số 82 - Theo bản dịch của HT. Thích Minh Châu)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn du hành ở giữa dân chúng Kuru, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, và đi đến một thị trấn của dân chúng Kuru tên là Thullakotthita. Các Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakotthita được nghe như sau: “Sa-môn Gotama là Thích tử, Tôn giả xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành giữa dân chúng Kuru nay đã đến Thullakotthita với đại chúng Tỷ-kheo. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được nói lên về Tôn giả Gotama: “Đây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài với thắng trí tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên bố sự chứng ngộ ấy cho người khác. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, và giới thiệu đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch”. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy”.

Vẫn chờ dứt hạn hán, thêm cơn mưa

Khi anh đến với nghệ thuật bằng trái tim thì lúc nào anh cũng hiểu được. Nghệ thuật vốn hồn nhiên, nếu mình không hồn nhiên khi tiếp nhận là mình đã giết nó ngay từ đầu, lòng mình có vết mà lại tưởng người ta có vết. Nếu cứ lấy đầu óc phê phán ra để xem, xem để xét nét chẻ sợi tóc làm tư sẽ không nhận được những tín hiệu tình cảm của vở diễn...

TLNX: Đây là bài viết của Đoàn Khắc Xuyên, dường như là một nhà báo. Nội dung bài viết, nói theo một số đạo giả, thì hoàn toàn là đời, chứ không có đạo gì cả. Tuy nhiên, đọc kỹ bài viết, nếu nhìn bằng con mắt Pháp, thì thấy văn Đoàn Khắc Xuyên tải đạo cũng "khẳm khẳm". Chỉ cái tựa đề thôi đã thấy có màu đạo rồi. Nếu chúng ta thấy chuyện hạn hán và cơn mưa là chuyện của tâm hồn thì màu đạo ở đây càng rõ nét hơn. (Bạn còn nhớ hoa phượng nở trên vườn Phương Thảo giữa mùa hạn hán không, đóng ngoặc nhé.) Trở lại bài viết, Đoàn Khắc Xuyên có trích lời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thật sâu sắc: “Khi anh đến với nghệ thuật bằng trái tim thì lúc nào anh cũng hiểu được. Nghệ thuật vốn hồn nhiên, nếu mình không hồn nhiên khi tiếp nhận là mình đã giết nó ngay từ đầu, lòng mình có vết mà lại tưởng người ta có vết. Nếu cứ lấy đầu óc phê phán ra để xem, xem để xét nét chẻ sợi tóc làm tư sẽ không nhận được những tín hiệu tình cảm của vở diễn...”. 
Một khi cửa lòng đã đóng, thì ôi thôi, buồn lắm. Khi đó, như Đoàn Khắc Xuyên nói: Mới lạ chưa chắc lúc nào cũng hay, nhưng một khi đóng cửa lòng mình lại, khước từ đón nhận cái mới thì mọi cố gắng sáng tạo, cách tân coi như bị kết án tử và hoạt động nghệ thuật chỉ còn là cái ao tù buồn chán.
Với cách tiếp cận của người có lòng, nghệ sĩ Thành Lộc thì rất chân thành: Đừng ai đó làm ra vẻ chứng tỏ “sự hiểu biết”, tạo sự chú ý nào đó để phỉ báng khát vọng sáng tạo của người khác. Buồn lắm. 
Những lời chia sẻ thế này thì có đạo lắm đó chứ, chứ đâu phải chỉ có đời không, phải không bạn?
Còn nhiều suy nghĩ và chia sẻ rất sâu sắc nữa, mời các bạn cùng đọc.

--------------------------------
Nguồn: http://nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/san-khau-my-thuat/4449/van-cho-dut-han-han-them-con-mua.ndt
--------------------------------

Thấm thoắt mà đã 20 năm. Thời gian trôi, nhiều người có lẽ không còn nhớ, nhưng trong đời sống văn hóa nghệ thuật của đất nước nó như một cột mốc nằm ngay chính giữa thời đoạn 40 năm kể từ ngày hòa bình thống nhất đến nay.

Phượng ơi, đừng vội nhé!

Hoa Phượng, Phương Thảo Viên, Ảnh: Phong Lệ


Sáng nay, không khí mát dịu sau cơn mưa đầu hạ đã làm cho những bước chân thả nhẹ trên đường thiền quanh vườn Phương Thảo trở nên mới lạ. Lẽ ra tươi mới phải là tố chất thường trực của tâm thiền như Pháp. Sáng nay thì khác. Như một dạng tăng thượng duyên, cả trời Phương Thảo, từ hơi đất mát lạnh, đến những chiếc lá non xanh óng, và cả một bầu trời thanh tươi, đã mang lại cảm giác tinh khôi như chưa bao giờ có cho người làm vườn. Mới thì chẳng bao giờ giống mới. Nhưng cái mới của tinh khôi sẽ làm cho cảm giác trở nên sâu sắc hơn, ấn tượng hơn. Ấn tượng đó, ngôn từ chỉ có thể “cóp pi” lại thôi chứ không thể nào tải hết được.

“Thay đổi thái độ, giữ nguyên bản chất”

Nền tảng của thay đổi thái độ là hít vào những gì không mong muốn và thở ra những gì mong muốn. Thế nhưng ngược lại, trên hành tinh này mọi người đều bỏ đi những thứ đau khổ và giữ lại cho mình niềm hạnh phúc.