Lá Simsapa

1) Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng simsapà.
2) Rồi Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá simsapà, rồi bảo các Tỷ-kheo :
– Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng simsapà ?

Thế nào là người giác ngộ?

1. Người giác ngộ là người như thế nào? À, đó có thể là người nam hoặc người nữ. Bạn có thể tìm thấy họ trong một tu viện hoặc một ngôi nhà ở ngoại ô, trong rừng hoặc ở trong một thị trấn nhỏ. Nhưng sự thật thì không có nhiều người trong số họ giác ngộ ở những nơi đó như nhiều người thường nghĩ. Không phải vì sự giác ngộ vốn quá khó khăn; mà sự thật đáng buồn là hầu hết con người không chịu quan tâm kéo mình ra khỏi vũng lầy của vô minh và tham đắm. 

Đức Phật: Người Giác Ngộ

“Một Chúng Sanh duy nhất, một Con Người phi thường, xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho phần đông, vì hạnh phúc của phần đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc của chư Thiên và nhân loại”.[1]

Đứng trên phương diện lịch sử thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là một “con người” như bao con người khác trên thế gian này. Sanh ra, lớn lên và nhập diệt theo tiến trình của vũ trụ nhơn sanh. Điểm nổi bật nơi Ngài là một tâm hồn thánh thiện, một tấm lòng từ bi vô hạn, một khát vọng tìm cầu chân lý vô biên...

Vai trò của tri thức và sáng tạo trong quá trình thành đạo của Đức Phật

Sự kiện thành đạo của Đức Phật là kết quả của một chuỗi dài nhân duyên thánh thiện. Theo những gì được mô tả trong kinh điển, chuỗi nhân duyên thánh thiện đó bao gồm một phần là những tiềm năng tâm linh mà Ngài đã tích tụ từ nhiều kiếp trước và một phần là nỗ lực tu luyện với một ý chí phi thường ngay trong kiếp sống hiện tại mà Ngài đạt tới quả vị giác ngộ giải thoát tối thượng. 

Từ Buddha đến Bụt và Phật

Vấn đề nguồn gốc danh xưng Bụt hay Phật đã được bàn cãi rất nhiều suốt mấy năm qua, dù cả hai danh xưng đó đều được chấp nhận là cách phiên âm của danh từ Buddha trong Phạn văn. Song cũng như nhiều cuộc tranh luận khác, dường như khẳng định cuối cùng vẫn còn để ngỏ. Trên tinh thần trao đổi và học hỏi, chúng tôi đóng góp bài viết nhỏ này, dựa vào kết quả nghiên cứu của nhà Phật học Quý Tiển Lâm của Trung Quốc [1] để trình bày mối liên quan giữa Buddha trong Phạn văn với Phật (hay Bụt) trong Hán văn, mà chúng tôi cho là có tính thuyết phục và đáng tin cậy hơn cả. Trong bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào vấn đề từ nguyên và ngữ âm, mà chỉ trình bày vì sao danh từ Buddha với hai âm tiết lại được phiên âm thành Phật hoặc Bụt chỉ với một âm tiết.

Thấy Phật


Nguồn: TuanVietNam

(TuanVietNam) - Lòng tin đức Phật pháp nhân không phải là lòng tin yếu đuối gửi vào sức mạnh siêu nhiên nào đó từ bên ngoài. Đó là lòng tin ở con người. Trong mỗi chúng ta đều có đức Phật pháp nhân, chỉ vì ta không nhìn, không thấy, không biết, nên mới tưởng là không có mà thôi.

Một lần tìm Phật

Hình ảnh đích thực của Đức Phật Sakyamuni là hình ảnh sống động của một vị Thầy vân du suốt bốn mươi lăm năm giảng giải con đường chuyển hóa những khổ đau trong cuộc đời. Đó là hình ảnh một vị Thầy chỉ dạy phương pháp sống lành mạnh và an vui. Hình ảnh của Đức Phật Sakyamuni là hình ảnh không mang sự phân biệt đông tây nam bắc, không phân sang hèn giàu nghèo, không có lớn nhỏ trong ngoài… Đức Phật là Đức Phật, là một cho tất cả. Đức Phật là vị Thầy thấy rõ khổ đau của cuộc đời, là người Thầy thấy rõ nguyên nhân của khổ đau, là người Thầy thấy rõ phương cách chuyển hóa nguyên nhân của khổ đau và chấm dứt mọi khổ đau. Phương cách chuyển hóa này Ngài đã thực hiện. Bằng kinh nghiệm của mình, Ngài dạy.

TLNX: Bài này đã đăng trên Phương Thảo Am. Nay trong dịp giới thiệu lại những tài liệu cũ viết về Đức Phật Thích Ca, chúng tôi xin giới thiệu lại ở đây để các bạn chưa đọc đọc qua cho vui.

---------------------------


Một lần tìm Phật
Giác Kiến
Đó là lần tôi khựng lại ngước nhìn Đức Phật trong tâm thái do dự. Đó là lần mà tôi thấy cần chia sẻ với vài người bạn có duyên trên con đường tìm lại sự bình an cho mình. Vì thấy cần chia sẻ mà chưa thấy chắc là mình đã tìm gặp Phật nên do dự. Nhưng dù sao, đó cũng là một lần tìm Phật có ý nghĩa. Dĩ nhiên, đó không phải là lần đầu tiên, và cũng không phải là lần cuối cùng. Lần ấy, tôi thấy Đức Phật là một vị Thầy bằng xương bằng thịt sống vào thế kỷ thứ năm trước tây lịch ở một vùng thuộc phía Bắc Ấn Độ. Trước khi thấy rõ chơn lý và được gọi là bậc Giác Ngộ, Đức Phật vốn là một thái tử thuộc dòng vương gia Sakya, tên là Siddhattha Gotama. Là một con người như bao người, đối mặt với những khổ đau của cuộc đời, thái tử Siddhattha Gotama đã chọn con đường thiền định để rèn luyện và chuyển hóa tự thân.
Chuyển hóa tận gốc các mầm mống của đau khổ, Siddhattha Gotama trở thành người Giác Ngộ.
Ngài trở thành một bậc Thầy, có thể nói là hiện thân của một nhân cách vĩ đại nhất trong các nhân cách vĩ đại của lịch sử nhân loại. Chính nhân cách tỏa sáng ấy, trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ, cuộc đời và tư tưởng của Đức Phật vẫn mãi là chỗ nương tựa của ngàn ngàn con người thuộc nhiều giai tầng xã hội.
Lần ấy, với tinh thần chia sẻ, tôi thử đặt mình vào hoàn cảnh một số người thân, và cứ thế mà suy tưởng, nhận ra rằng, hình ảnh của Đức Phật đa dạng lắm, chứ không phải chỉ một nhân dáng Giác Ngộ như tôi vừa chia sẻ. Có thể cũng có ngàn ngàn hình ảnh Đức Phật khác nhau tùy theo sự cảm nhận của mỗi người.
Sự đa dạng ấy có thể được ghi nhận dễ dàng và rõ nét nhất qua cách thể hiện của mỗi cá nhân. Quan sát một người đối diện trước tôn tượng Đức Phật, chúng ta có thể ‘đọc’ trên khuôn mặt của mỗi người phần nào cách cá nhân đó cảm nhận về Đức Phật. Hình ảnh Đức Phật trong tâm thức một nhà sư trọn đời sống theo gương hạnh của Ngài đau đáu với tâm nguyện hoàn thiện mình, hẳn là không giống hình ảnh của Đức Phật trong tâm thức một bác bán hàng rong, lòng đầy lo toan mỗi khi tìm về nương tựa bên chân Đức Phật.

Cùng quỳ trước tôn tượng của Đức Phật Sakyamuni, Đức Phật hiện ra trong tâm tưởng của một người Tàu không thể hoàn toàn giống với Đức Phật hiện ra trong tâm tưởng của một người Tây, dù cả hai có thể học hiểu về lịch sử Đức Phật như nhau. Tượng Phật có thể chỉ là một khối xi măng đối với một người không tin vào thế giới tâm linh, nhưng đối với những người Phật tử thuần tín, tượng Phật là một vật quý nhất có ý nghĩa đặc biệt trong suy nghĩ và hành động của họ.

Lịch sử Ðức Phật Thích Ca

Tăng sĩ phải là gương sáng của đạo đức và trí tuệ, là người thầy dạy giáo pháp và đạo đức và giới luật. Nhà chùa phải là trung tâm của trí tuệ và đạo đức, chứ không phải là nơi chỉ có cúng kiến và lễ bái. Kinh sách Phật phải được giảng diễn cho người đời hiểu và làm theo, chứ không phải để riêng cho giới tu sĩ đọc tụng. Ðó là hướng tiến tới của đạo Phật chân chính sẽ còn tồn tại lâu dài trong lòng người Việt Nam, trong cuộc sống của người Việt Nam, trên đất nước Việt Nam chúng ta.

Lịch sử Ðức Phật Thích Ca
Tỳ kheo Thích Minh Châu
(Nguồn: Thích Minh Châu, 2005, Ðức Phật của chúng ta, nxb Tôn giáo)
1. Thái tử Tất Ðạt Ða ra đời
Vào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gần thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), một nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nêpan và Ấn Ðộ, Ðức Phật Thích Ca đã giáng sinh, làm Hoàng tử con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maha Maya (Ma Da). Vua Suddhodana trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Sakya (Thích Ca).
Vì Hoàng hậu Maha Maya qua đời bảy ngày sau khi Thái tử sinh ra, cho nên Thái tử được bà dì Maha Pajapati Gotami (Maha Ba xà ba đề), trực tiếp nuôi nấng, dạy dỗ, còn người con trai của Bà dì là Nanda thì được giao cho các bảo mẫu nuôi dưỡng.
Tên riêng của vị Phật tương lai là Si Ðác Ta (Tất Ðạt Ða), tên giòng họ Ngài là Gotama (Cồ Ðàm). Vì giòng họ nầy thuộc bộ lạc Sakya (Thích Ca), cho nên sau nầy có danh hiệu Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni). Muni là bậc Thánh, Sakya Muni là bậc thánh thuộc bộ lạc Thích Ca.
2. Ðạo sĩ A Tư Ðà và Thái tử
Ngày Thái Tử Si Ðác Ta đản sanh là ngày hội vui lớn của toàn vương quốc. Dân chúng xa gần kéo về kinh đô Kapilavastu ăn mừng. Một vị Ðạo sư già tên là Asita (A Tư Ðà) cũng từ nơi ông tu hành trên núi Himalaya (Hy mã lạp sơn) đến cung vua để chào mừng và xem tướng Thái tử. Gặp Thái tử, đạo sĩ Asita bỗng nhiên chắp tay vái chào với thái độ hết sức cung kính. Ðạo sĩ tuy cuời mà vẻ mặt thoáng buồn. Ðược hỏi vì cớ sao, Ðạo sĩ Asita trả lời là ông mừng vì Thái tử tương lai sẽ thành Phật, bậc giác ngộ và thượng, nhưng ông buồn vì ông tuổi đã quá cao, ắt phải qua đời mà không được vị Phật tương lai trực tiếp giáo huấn, giác ngộ.

Cầu thấy Phật

Thấy tự tánh ấy tức là thấy Phật; ngoài ra nếu muốn tu hành cầu mong làm Phật, thì chẳng biết chỗ nào tìm thấy. Không thấy được tự tánh mà cứ dong ruổi tìm Phật ở ngoài, thì vừa khởi tâm đi tìm đã thành ngu si vậy.



Cầu thấy Phật
HT. Thích Thiện Siêu 
(Nguồn: Thích Thiện Siêu, 2003, Phật ở trong lòng. Nxb Tôn Giáo)

Tự tánh chơn như bản lai thanh tịnh là chơn Phật; tà kiến, tham, sân, si là ma vương. Tà mê là khi ma vương ở trong nhà, chánh kiến là khi Phật ở trong ta. Cho nên trong tâm tánh phát sanh những điều tà kiến, tham, sân, si, tức là ma vương tự do qua lại; nếu chánh kiến phát hiện trừ hết tham, sân, si, tức thời ma biến thành Phật, giả hóa thành chơn.
Pháp thân Phật, báo thân Phật, hóa thân Phật, ba thân ấy vốn là một thể, nếu thấy được tự tánh chơn thật thanh tịnh, tức là chính nhơn thành Phật Bồ-đề. Tự tánh chơn thật thanh tịnh vốn từ hóa thân mà sanh và thường ở trong hóa thân; do tự tánh khích sử, tác động hóa thân thực hành chánh đạo, vậy sau mới viên mãn chơn tánh, không cùng không tận.
Dâm tánh vốn là nhân của tịnh tánh; trừ hết dâm tánh tức thành tánh thanh tịnh; tự trong tâm tánh của mình xa lìa ngũ dục mà thấy được chơn tánh thì chỉ trong giây lát tức là chơn rồi.

Đức Phật của thế kỷ chúng ta

Mạt pháp có nghĩa là bám víu tôn thờ chấp chặt hình thức mà để cho nội dung tàn lụi. Nhưng mà các bạn hãy cho tôi nói thẳng những cảm nghĩ chân thành của tôi. Phật chất cần thiết mà tôi nói đây là sự chứng đắc, là sự tiếp xúc thường xuyên giữa tâm linh và chân lý, giữa tâm linh và bản thể, giữa tâm linh và Niết bàn. Phật chất ấy không biết đến hình thức, không biết đến hưng phế, không biết đến tổ chức, không biết đến bàn cãi, không biết đến quy chế, không biết đến lo toan, không biết đến vôi gạch. Không biết, nhưng mà cái gì cũng biết. Nghĩa là có sự hiện hữu của Phật chất thì tất cả đều có. Và nghĩa là nếu không có sự hiện hữu của Phật chất thì tất cả những cái kia đều là vô nghĩa, đều không có.


Đức Phật của thế kỷ chúng ta 
Thiền sư Nhất Hạnh
(Nguồn: Thích Nhất Hạnh, 2010, Đạo Phật đi vào cuộc đời, Nxb Phương Đông, tr.79-108)

Phật tử khi gặp những bước khó khăn và những cảnh tượng bất như ý trên con đường hành đạo, thường hay thở than "đời mạt pháp mà" với một ý thức cam chịu tiêu cực, đôi khi chán nản nữa. Đời mạt pháp có nghĩa là giai đoạn Chánh pháp đã suy vong, suy vong từ nội dung đến hình thức, suy vong từ nhận thức đến hành trì. Mạt pháp có nghĩa là giáo pháp đã đến lúc cùng mạt. Ý thức rằng giáo pháp đã đến thời cùng mạt, ai mà chẳng buồn, ai mà chẳng nản ? Nhưng chúng ta không đau xót mấy vì ý thức ấy, bởi vì chúng ta còn mang một niềm hy vọng chan chứa trong tâm hồn: đó là niềm hy vọng ở đức Phật tương lai, đức Phật Di Lặc. Đức Phật Di Lặc sẽ ra đời và chánh pháp lại sẽ được tỏ rạng. Mỗi khi nghĩ đến Đức Di Lặc, tôi cứ tưởng tượng đó là một vị Phật có hào quang sáng ngời bao quanh thân thể phương phi đẹp đẽ, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, đang phóng quang thuyết pháp cho đại chúng nhân thiên nghe. Ngài ngự trên pháp tòa cao rộng, và tôi, tôi đang được quì dưới chân Ngài, tai nghe lời Ngài, mắt thấy thân Ngài và mũi ngửi hương áo cà sa của Ngài. Tôi thích quá. Và tôi đã chờ đợi. Tôi vẫn cứ nghĩ rằng Ngài sẽ ra đời vào khoảng năm 1950 hay là 1960, hay muộn lắm là năm 1970. Ai biết được đích là năm nào Ngài sẽ ra đời nhưng hồi đó, tôi đã quyết chắc như vậy, nghĩa là sẽ ra đời muộn lắm là vào khoảng năm 1970, tức là năm tôi 44 tuổi, nhiều hơn tuổi "bất hoặc" bốn năm. Ai cũng than van đời này là đời mạt pháp thế thì Ngài còn sung sướng gì mà nấn ná mãi ở nội viện Đâu Suất, không chịu hạ sinh để đốt đuốc chánh pháp ở cõi Ta Bà ?

Ðức Phật của chúng ta

Chúng ta là người, Ðức Phật đối với chúng ta là người, chỉ có sự sai khác: Ðức Phật là ngưòi đã đoạn tận các lậu hoặc.

Ðức Phật của chúng ta
Tỳ kheo Thích Minh Châu
(Nguồn: Thích Minh Châu, 2005, Ðức Phật của chúng ta, nxb Tôn giáo, tr. 7-45)

Lời giới thiệu: Ðây là bài thuyết giảng về "Ðức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Ðức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy.

-oOo-

Ðề tài thuyết giảng của chúng tôi hôm nay là: "Ðức Phật của chúng ta" chắc cũng làm cho một số Phật tử ngạc nhiên. Chúng ta là Phật tử, thời đức Phật của chúng ta là đức Phật Thích Ca Mâu Ni rồi, còn cần gì thêm mà phải thuyết giảng. Nhưng chúng ta cũng phải xác nhận, chúng ta cũng có những cái nhìn, những quan điểm lệch lạc về đức Bổn Sư của chúng ta, không đúng với hình ảnh mà Ðức Phật muốn chúng ta hình dung về Ngài cho đúng Chánh Pháp. Cũng nhiều khi lòng tịnh tín của chúng ta đối với Ngài chưa đạt đến bất động, còn bị hạn chế rất nhiều. Lại thêm, có nhiều sự kiện chúng ta trích dẫn từ những tài liệu không được chính xác về Ðức Phật của chúng ta và vì vậy, hình ảnh của chúng ta xây dựng về Ngài cũng có rất nhiều thiếu sót gò bó. Do vậy chúng tôi nghĩ, một đề tài thuyết giảng nói đến Ðức Phật của chúng ta cũng là một vấn đề rất cần thiết và nên làm.

Việc trước kia chúng tôi là hạn chế các tư liệu mà chúng tôi sử dụng, chỉ từ kinh tạng Pali mà thôi. Sự hạn chế này giúp chúng tôi loại bỏ rất nhiều sự kiện có thể đi quá xa thời đại Ðức Phật còn tại thế, vào khoảng 100 năm sau khi Ðức Phật nhập diệt. Sự hạn các tư liệu chỉ trong kinh tạng Pali giúp chúng tôi xây dựng hình bóng bậc Ðạo sư của chúng ta, vừa có một sự nhất trí trong vấn đề nội dung, vừa diễn tả những hình ảnh tương đối trung thực về bậc đại Ðạo Sư của chúng ta.

Phật ở trong lòng

"Không ngoài sự tướng thế gian, không ngoài công việc thế gian mà có Phật pháp. Chính trong công việc thế gian, trong sự tướng thế gian mà có Phật pháp. Phật pháp ở trong đó với những tinh thần sáng suốt giác ngộ của những người hiểu Phật pháp."


Phật ở trên Chùa, Phật ở trong lòng

HT. Thích Thiện Siêu 
(Nguồn: Thích Thiện Siêu, 2003, Phật ở trong lòng. Nxb Tôn Giáo, tr. 6-9.)

... Hôm nay, trong ngày kỵ giỗ Tổ, lại là lúc mà sự xây dựng Sắc tứ Tịnh Quang tự được hoàn thành cơ bản và các vị trong Ban Kiến thiết Tỉnh Giáo hội ở đây quyết định tổ chức lễ An vị Phật để phụng thờ.
Nhân đây tôi xin nói thêm về việc thờ tự như tại sao phải an vị Phật và an vị có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta và cũng để làm duyên cho mọi người khác đến. Sau chúng ta có thể nhìn thấy Phật mà phát huy Đức Phật trong lòng của mình lên.
Nói về thờ Phật thì có câu chuyện của ngài Triệu Châu như sau:
Ngày xưa có một người đến chùa lạy Phật thì gặp Thiền sư Triệu Châu, ngài bảo vào chùa lễ Phật đi. Anh ta vào chùa ngó qua ngó lại vài vòng trở ra thưa rằng: Phật đâu có, chỉ có mấy vị tượng gỗ tượng đồng mà thôi. Ngài Triệu Châu nói: Chính là đó. Anh ta lại hỏi: Vậy thì Phật đâu? Ngài nói: Phật ở trong chùa.

Đản sinh và câu chuyện của con tôi

"Đức Phật ngồi nhập định dưới cội bồ đề sau khi ăn bát cháo sữa từ tay cô gái chăn cừu dâng cúng. Cho đến lúc đó, Ngài là người đi tìm. Ngài không thấy điều Ngài tìm qua cùng tột của tri thức. Ngài cũng không thấy điều Ngài tìm qua cùng tột của khổ hạnh. Ngay cả trong cùng tột của thiền định, Ngài vẫn là người đi tìm. Suốt 49 ngày đi tìm trong cùng tột như thế, hốt nhiên, Ngài thấy."

- Thưa cha, năm nay con 19 tuổi. Làm quà Phật Đản cho cha, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, từ nhỏ con đã theo cha lên chùa mỗi dịp lễ Phật Đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố : « Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa »  Con nhờ đọc sách mà hiểu câu nói tuyên dương con người, phủ nhận thần linh, thượng đế, nhưng đầu óc càng trưởng thành về khoa học càng vơi dần năng khiếu tưởng tượng của tuổi thơ ngây. Năm nay, tròn 19 tuổi, con gái của cha muốn hỏi cha : giả sử con đòi cha kể lại cho con nghe cuộc đời của đức Phật, cha còn kể lại chuyện đức Phật vừa sinh ra đã đi bảy bước trên hoa sen ?

Đức Phật trong tôi

Trong những giây phút thiêng liêng đứng ngắm nhìn tôn tượng Người, tôi không sao quên được lời dạy đơn giản của Người là “Đời là bể khổ”, hay “Nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước tất cả các đại dương trên trái đất”. Rồi từ nơi biển người muôn màu da sắc tộc trong cuộc sống hòa nhập, rộng mở hôm nay, bất giác tôi lại nghĩ đến biết bao lời dạy quý báu của Người. 

Hồ Sĩ Hiệp
Nguồn: http://giacngo.vn/nguyetsan/vanhoa/2014/12/28/3E721B/


NSGN - Là một con người cả đời nghiên cứu và giảng dạy văn hóa phương Đông tôi suy nghĩ và tâm đắc nhiều về ba nền văn hóa, văn minh tiêu biểu rực rỡ của phương Đông và nhân loại. Đó là nền văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và Nhật Bản.

Nói đến văn hóa phương Đông là nói đến cốt lõi, hạt nhân cơ bản, sợi chỉ đó xuyên suốt và có tác dụng, ảnh hưởng lớn đến nó là tư tưởng triết học Nho, Đạo (Trung Hoa), Phật (Ấn Độ) và Thần đạo (Nhật Bản). Ngoài Nho giáo và Đạo giáo, nước Trung Hoa cổ xưa lúc đầu có hơn một trăm tôn giáo (Bách gia chư tử), dần dần lu mờ chỉ còn có 6 tôn giáo (lục gia), và cuối cùng chỉ có hai tôn giáo ngự trị trong xã hội phong kiến hàng ngàn năm của xã hội phong kiến Trung Quốc là Nho và Đạo giáo (hay còn gọi là Lão giáo).