Thông báo chuyển nhà

Từ ngày 25/3/2014, ngày tròn 1 năm Trưởng lão Giác Dũng, người khai lập Phương Thảo Am viên tịch, nội dung trang thông tin Thiền Quang được chuyển về Phương Thảo Am để được soi sáng và che chở trong ân đức của Trưởng lão. Người chăm sóc Cốc Phương Thảo sẽ sưu tầm nguồn pháp phù hợp với nội dung học tập tại Phương Thảo Am để chia sẻ cùng các bạn.
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Thiền Quang trong thời gian qua. Chúc các bạn luôn an vui.

Nhớ Thầy





Trưởng lão Giác Dũng



Nhận đời manh áo bát cơm
Dâng đời bằng cả tấm lòng thanh cao

*
*    *



Nhớ Thầy

- Thầy ơi Thầy đã trở về?
- Làn gió thoảng hoa bồ-đề đó con!
                                                
Phương Thảo Am, 4 giờ sáng ngày 24/2/Giáp Ngọ
Giác Kiến, 

Một kỷ niệm nhỏ




Một kỷ niệm nhỏ

Trưởng lão Giác Dũng: 
Những điều chưa biết về một bậc thầy khả kính
Đó là nội dung của buổi trò chuyện thân mật sẽ được tổ chức tại Phương Thảo Am vào ngày Chủ Nhật, 23/3/2014.

Trò chuyện
Bác Lê Văn Bình (VKS tỉnh Đăk Lăk), Bác sĩ Trần Thị Ái Mẫn (Bệnh viện tỉnh Khánh Hoà)

Ngồi chơi
Cô Nguyên Hoa (PCT), Thầy Hữu Đức, Cô Huỳnh Huệ, (ĐH Tây Nguyên), Ngọc Dũng, Đình Tuấn, Hưng Phúc,... và các bạn thân quen.

Thời gian
Từ 14 giờ đến 17 giờ, ngày Chủ Nhật, 23/3/2014.

Địa điểm
Phương Thảo Am, cuối Kiệt 3, Tỉnh lộ 8, Buôn Ma Thuột.

Bạn
nếu bạn thích, mời bạn tới ngồi chơi, lắng nghe và trò chuyện.


Gởi Kỳ






Gởi Kỳ 

Hồ Thấu 
(1918-1949)
Kỳ ơi, ta chết rồi đây
Huyệt chờ bên nội kiếp này phụ nhau
Tiệc vui tóc vẫn xanh đầu,
Ga đời còn mấy chuyến tàu nhạt hương.

Chuyện về cái Giận

Nguồn: Văn Hoá Phật Giáo

Bài đã cập nhật ở đây:

http://www.timlainguonxua.com/2014/07/gian-va-vo-uu-54.html



Thư giãn

Một việc làm cần thiết là luôn tự nhắc mình rằng thực hành thiền tức là thực hành cách cởi mở và thư giãn với bất cứ điều gì xảy ra, không cần phải lựa chọn. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta kiềm nén điều gì cả, và cũng không có ý khuyến khích sự chấp thủ. Allen Ginsberg đã sử dụng thuật ngữ “tâm ngạc nhiên”.

Ai đang hành thiền?

Bạn không hành thiền, mà chính những quan kiến nằm sâu trong tâm bạn đang hành thiền. Nếu những quan kiến bên trong này sai lầm, thì toàn bộ tiến trình thiền tập của bạn cũng sai đường lạc lối. Chỉ khi tâm thiền (cái tâm biết tâm quan sát) có quan kiến đúng đắn, thái độ đúng đắn và hiểu biết đúng đắn  thì bạn mới thực hành đúng được.

Thực hành tỉnh thức và kiềm chế

Kiềm chế là một phương pháp tốt để trở thành một người-học-pháp. Người có phẩm chất này khi gặp buồn chán một chút, sẽ không phải tìm kiếm những niềm vui. Thực hành kiềm chế là tập cách không cần phải tìm sự thay thế ngay khi thiếu vắng một cái gì đó.

... cho lòng tôi theo ghé...

Tôi bắt gặp cái tựa rất ngộ này trên báo SGTT. Đọc qua, thấy hay nên nối link giới thiệu ở đây.

Giờ theo link tìm đọc lại, không còn nữa, tiếc thật. Nhiều lúc, gặp bài viết hay, muốn xin đăng lại, trước là giới thiệu cho bạn, sau là lưu cho mình, khi cần đọc lại, có ngay. Nhưng cũng sợ mang tiếng là cứ vơ của người ta về làm của nhà!
May mà tuần vừa rồi, tôi tìm mua được tập Nhật Ký Sen Trắng mà Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu. Tôi đọc và giới thiệu cho mấy người bạn nhỏ cùng đọc, người bạn nhỏ nào đọc cũng vui làm tôi vui lây.
Nhật Ký Sen Trắng là tác phẩm mới của GS. Cao Huy Thuần, một nhà giáo, một cư sĩ Phật tử, một tác giả mà tôi yêu kính. Tôi biết đến tập sách này qua bài giới thiệu sách của Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, cũng là một tác giả yêu thích của tôi. Bùi Văn Nam Sơn đặt cái tựa cho bài giới thiệu rất ngộ: ... cho lòng tôi theo ghé... À, thì ra ông lấy cảm hứng từ bài thơ Tựu Trường của nhà thơ Huy Cận để ghé lòng mình theo bạn già và cả bạn trẻ của ông: Người bạn nhỏ! Cho lòng tôi theo ghé / Không có gì có thể vuốt ve hơn!
Rất đẹp! Nhưng có một điều khó hiểu khi ông viết: Quan trọng hơn hết, bạn thấy cuộc đời thật lạ lùng, thú vị, với muôn nẻo quanh co khiến ta biết kiệm lời và nhẹ gót... Lẽ ra ông phải khuyến khích người bạn nhỏ của ông tự do với những bước chân náo nức, chứ sao phải nhẹ gót; tự do mở những "rương lòng bằng ngọc" quý giá kia chứ sao phải kiệm lời... Hay là ông đã một phút vô tình chia cách "ta" và "người bạn nhỏ" ? 

ghé,
Giác Kiến
-------------------------------------



Nguồn (không còn nữa): http://sgtt.vn/Van-hoa/187117/Cho-long-toi-theo-ghe.html

Anh mười lăm:

  Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ
  Tim run run trăm tình cảm rụt rè
  Tuổi mười lăm gấp sách lại, đứng nghe
  Lòng mới mở giữa tay đời ấm áp...
                         (Huy Cận)

Sách báo cho tuổi thơ

Vấn đề sách báo cho tuổi thơ đã được nhà giáo, nhà văn Mang Viên Long nêu lên 10 năm trước, khi tình hình sách báo dành cho tuổi thơ được in ấn và phổ biến thiếu chọn lọc. Thời đó khoảng năm 2000 đến năm 2005, chúng tôi nhớ, hầu hết những em học sinh mà chúng tôi biết đều thường lúc nào cũng cặp trong mình vài tập truyện tranh Đô-rê-mon. Chúng tôi thấy tình trạng các em nghiện truyện tranh như thế là không tốt, nhưng chưa nghĩ ra giải pháp nào cho nhu cầu giải trí của các em nên chúng tôi đành làm lơ. Sau đó, khi chúng tôi đi vào tìm hiểu thêm về khoa học giáo dục, chúng tôi mới thấy tình trạng để trẻ em đọc học theo thị hiếu của mình thiếu sự hướng dẫn hỗ trợ của phụ huynh và thầy cô là rất nguy hiểm. Nhất là khi chúng tôi đọc được tập Totto-chan - Cô Bé Bên Cửa Sổ, triết lý giáo dục trong tập sách này đã giúp chúng tôi thấy rõ hơn ảnh hưởng của “chất” giáo dục mà một người nhận được khi còn trẻ đối với cả một đời người ấy như thế nào. Ngày 4.3.2014 vừa qua, có duyên gặp và trò chuyện với thầy Mang Viên Long, thầy tặng chúng tôi tập Như Những Giọt Sương, trong đó có bài “Sách báo cho tuổi thơ” bàn đến vấn đề này.  Nhận thấy những điều thầy nói 10 năm trước, bây giờ vẫn còn phản ánh đúng thực tế, chúng tôi xin giới thiệu bài viết ở đây để chúng ta cùng đọc.
----------------------------------

Sách báo cho tuổi thơ

(Nguồn: Mang Viên Long, 2014, Như Những Giọt Sương - Tiểu luận và tạp bút. Nxb Hội Nhà Văn. tr. 247-250)

Nhu cầu cần thiết của tuổi thơ là ăn, mặc, học hành và giải trí. Nhưng các bậc phụ huynh vẫn thường chỉ chăm chút đến ba nhu cầu trước mà ít quan tâm tới như cầu thư giãn, giải trí cho tuổi thơ.

Về một điển hình nghiên cứu liên ngành

Cái tựa đề “Nhà vật lý nghiên cứu…virus” làm tôi chú ý. Sự ‘nhảy’ ngành có thể làm cho một số người trong giới nghiên cứu ‘dị ứng’, cho đó là hiện tượng ‘ôm đồm’ hay ‘không có định hướng’. Thật ra, nghiên cứu liên ngành thường tạo cơ hội thúc đẩy người học, nhà nghiên cứu làm việc tích cực hơn nhằm mở rộng hiểu biết của mình, phát huy khả năng sáng tạo để tìm ra được sự liên kết (mới) giữa các mảng kiến thức, trong các quy luật tự nhiên, cũng như trong ứng dụng tri thức vào cuộc sống. Nếu không am hiểu toán học và nghệ thuật, làm sao chúng ta dám phát biểu rằng “những quy luật của toán học cũng đẹp đẽ”, làm sao chúng ta dám nói rằng khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn là một.
Đọc bài giới thiệu về giáo sư trẻ Nguyễn Thế Toàn có thể làm tăng thêm động lực, cảm hứng và tự tin cho những người làm nghiên cứu liên ngành.
Bài viết cũ, nhưng thông điệp không cũ. Bài viết này gợi cho tôi nghĩ đến tính khế hợp của lý thuyết duyên khởi (dependent co-origination) của Đức Phật Sakyamuni trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống hiện đại. Cái này sinh vì cái kia sinh. Cái này diệt vì cái kia diệt. Một là tất cả. Tất cả là một.

Giác Kiến
===


Nhà vật lý nghiên cứu… virus
18/08/2008
http://www.tiasang.com.vn/news?id=2984

Ở tuổi 35, GS.Nguyễn Thế Toàn-Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ)-đã công bố hơn 20 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín như Nature, Physical Review Letter, Review of Modern Physics…Giờ đây anh mong muốn về nước góp phần phát triển lĩnh vực vật lý sinh, một lĩnh vực có nhiều ứng dụng trong môi trường, năng lượng và y tế.

Lời nói bay đi...

Nguồn: TBKTSG

Võ Tá Hân

Gặp lại người bạn sau mấy ngày Tết, tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy mái tóc bồng bềnh dợn sóng của chàng đã biến đâu mất tiêu mà thay vào đó là một cái đầu... trọc lóc! Anh bạn tâm sự rằng ngày đầu xuân theo vợ đến chùa, thấy bà xã thắp hương thành khẩn khấn vái, anh cũng thắp ké một nén hương cầu xin Trời Phật nguyện sẽ cạo đầu nếu được trúng số! Hôm sau thì quả là anh ta trúng số thật và bèn cạo sạch mái tóc như đã nguyện!
Khá khen một người biết giữ lời hứa, nhưng nếu câu chuyện giản dị chỉ như vậy thì cũng chẳng có gì đáng nói! Anh bạn tiếp lời phân trần, tiếc thay anh chỉ trúng được lô an ủi có... hai chục ngàn đồng mà lại phải trả tiền cạo đầu đến... hai mươi lăm ngàn!

Pháp

Pháp (Dharma) – những lời dạy của Đức Phật – dạy ta hãy để câu chuyện đi theo mạch của nó, chúng ta hãy sống cởi mở với con người, hãy cởi mở với tình cảnh mình đang gặp phải, với suy nghĩ, với cảm xúc của mình. Chúng ta đang sống một cuộc đời, và dù cuộc sống đó có thế nào đi chăng nữa thì nó cũng là một cỗ xe đưa ta đến giác ngộ.

Không làm tổn hại

Học cách không làm tổn hại cho chính mình và cho người khác là một bài học căn bản trong nhà Phật. Tính ôn hòa luôn có sức mạnh chữa trị. Một xã hội văn minh là một xã hội mà nơi đó không có tình trạng người này hãm hại người khác. Đó mới là một thế giới thực thụ. Thế giới đó được bắt nguồn từ những công dân ôn hòa, và đó là chúng ta. Điều gây hấn nhất mà ta có thể làm cho mình, điều nguy hiểm nhất mà chúng ta có thể gây ra cho mình, là si mê, không có dũng khí và tự trọng để nhìn vào chính mình một cách chân thật và nhẹ nhàng.