Khả năng chữa trị của tâm bồ-đề

Tâm bồ-đề (Bodhichitta) có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là tâm giác ngộ. Cũng giống như bơ tiềm ẩn trong sữa và dầu tiềm ẩn trong hạt mè, chốn bình yên của tâm bồ-đề luôn tiềm ẩn trong bạn và tôi. Có thể xem tâm bồ-đề như khả năng yêu thương của mỗi chúng ta. Dù cho chúng ta có xấu xa, ích kỉ, tham lam như thế nào chăng nữa, thì tâm bồ-đề vẫn không thể mất đi, mãi mãi trong cuộc sống này, vẹn nguyên, không bao giờ sứt mẻ.

Self-help

Man is in full possession of the resources for self-help (Buddha).

Không Trói Buộc: Văn hóa Cho Nhận trong Phật Giáo

Thầy không bao giờ tìm cách bảo học trò của mình nên bố thí cúng dường. Ngay cả khi tu viện của chúng tôi còn nghèo, Thầy không bao giờ tỏ ra túng thiếu, không bao giờ lạm dụng lòng tri ân và lòng tin của mọi người.

Calm yourself down

Student: My favorite thing about mindfulness is that you can calm yourself down on a test and help you pass a test.

Tình thương yêu bất diệt

Sự giác ngộ thường được mô tả như một cuộc hành trình lên đỉnh một ngọn núi. Chúng ta để lại sau lưng những lưu luyến giữa trần thế, từ từ chinh phục đỉnh cao. Một khi đã lên đến đỉnh, chúng ta đã vượt qua tất cả khổ đau. Vấn đề duy nhất của phép ẩn dụ này là chúng ta bỏ lại tất cả những người khác ở phía sau. Nỗi đau khổ của họ vẫn tiếp diễn, và sự trốn chạy của chúng ta không hề làm nỗi đau của họ được thuyên giảm.

Đã đến lúc phải hành động

Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại với nhiều khủng hoảng nghiêm trọng, đương đầu với những thử thách cam go nhất mà nhân loại chưa từng đối mặt: những hậu quả về sinh thái do cộng nghiệp của chúng ta gây ra. 

Phương thức chia sẻ

Theo giới luật dành cho người xuất gia, chư tăng ni không được phép nhận tiền hay thậm chí không được trao đổi hàng hóa hoặc buôn bán với người cư sĩ. Họ sống hoàn toàn nhờ vào phương thức chia sẻ tự nguyện. 

Quay về trong tỉnh thức

Một trong những điều tôi suy tư và thấy lợi ích cho mình là bắt đầu mọi việc ngay bây giờ và ở đây, ngay chỗ mà ta đang đứng. Chúng ta nên bắt đầu ngay bây giờ và ở đây để có khả năng nhận ra thân thể, tình cảm và tâm thức mình ra sao ngay trong giây phút hiện tại, thay vì bắt đầu từ chỗ “Thầy Sumedho dạy hãy lắng nghe tiếng gọi thinh không mà con đâu có nghe gì đâu – Ngài muốn nói gì với tiếng gọi thinh không?” Tiếng gọi thinh không là chuyện khác. Điều quan trọng ở đây không phải là tiếng gọi thinh không hay bất cứ điều gì khác, mà là nhận chân sự thật như nó đang là ngay bây giờ. Vì vậy, dù quý vị đang ở trong bất cứ trạng thái tâm thức nào, ví dụ đang phân vân không biết Thầy Sumedho đang nói gì, nếu quý vị đang ý thức được rằng quý vị đang suy nghĩ như vậy, đó chính là tỉnh thức.

Màu xanh - Bây giờ...

Lâu lắm, vào những ngày cuối thu năm ấy , có dịp lên núi thăm người bạn đồng hành đang tịnh tu ở gần Hang Mai (Núi Dinh, Bà Rịa), nhưng ở phí trên cao hơn. Lúc ấy, đường đất mòn nhiều trơn trợt khó đi vã lại vì sáng sớm nên muôn lá cỏ rõ ướt sương khuya, phần không quen lối mòn dốc hiểm, khi đến nơi thì nắng đã rót vàng trên lưng núi.

Đi chùa - Học cách an tâm

Nguồn: Giác Ngộ, 2013-12-09
Tác giả: Thiện Ý

Chúng ta đến chùa để tìm sự an tịnh, đó là nhu cầu chính của người đi chùa. Phần nhiều, chúng ta đi chùa vì mình đang gặp khổ nạn nên muốn tìm một nơi yên tịnh nào đó để ‘lánh nạn’. 

Chữ "NHẪN" Trong Kinh Phật

Chữ nhẫn từ ngàn xưa, trong văn hóa phương Đông, vẫn luôn được ca ngợi là phương châm thần hiệu trong việc đối nhân xử thế, là cánh cửa dẫn đến mọi đức hạnh. Dân gian ta thường nói “Một câu nhịn là chín câu lành” hay “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Người Trung Quốc có rất nhiều câu thơ ca ngợi diệu dụng của chữ nhẫn.

The Railroad Station

They got off the Oimachi train at Jiyugaoka Station, and Mother took Totto-chan by the hand to lead her through the ticket gate. She had hardly ever been on a train before and was reluctant to give up the precious ticket she was clutching.

Giới thiệu sách: THÍCH NGHI VỚI VÔ THƯỜNG

Cuốn sách này bao gồm 108 bài học thực tế, được tập hợp từ những tác phẩm của Pema Chodron. Đây là những bài học tinh yếu hướng cuộc sống chúng ta theo tinh thần Phật giáo đại thừa. Đại thừa (Mahayana) nghĩa là “cỗ xe lớn”, con đường dẫn dắt chúng ta dần ra khỏi thế giới ngột ngạt của định kiến cá nhân, để đến với thế giới giao hảo rộng lớn của tình người. Những bài học chọn lọc này cho chúng ta một cái nhìn tổng quan của Phật giáo đại thừa, một nguồn hương vị mà thực hành thiền định sẽ mang lại, và những gợi mở bổ ích để ứng dụng cách nhìn và pháp thiền này trong cuộc sống thường ngày.

Lễ cúng trường

Truyện ngắn của Võ Hồng

Khi những cơn mưa gió cuối cùng của tháng Mười đã qua đi, khi những ngày tháng nắng hanh đầu mùa của tháng Mười một rắc vàng trên cảnh vật, lũ học sinh trường Ngân Sơn bắt đầu háo hức vì nghĩ đến Tết sắp đến. Thằng Sanh báo tin Tết trước nhất. Nhà má nó bán hàng xén nên nó sát với mùa tiết hơn mọi đứa khác. Một buổi sáng nó hớn hở hỏi lũ bạn:

Con đường hài hòa

“Có chánh định thì có tỉnh thức, dù là tâm định đã yên sâu hoặc chưa sâu. Có chánh định thì có chánh niệm và tỉnh giác. Tâm định như thế sẽ đưa đến trí huệ, chắc chắn là như vậy. Người thực hành cần hiểu rõ điều này.”
Hôm nay tôi muốn hỏi tất cả các vị một điều. Các vị đã suy nghĩ kỹ chưa, đã quyết tâm và yên lòng thực hành thiền hay chưa? Tôi hỏi như vậy là vì ngày nay, có rất nhiều người dạy thiền, cả xuất sĩ lẫn cư sĩ. Vì lẽ đó, tôi e rằng các vị có thể nghi ngờ và dao động. Khi nào chúng ta hiểu rõ về việc thực tập của mình, chúng ta mới yên lòng và giữ tâm vững chãi được. Các vị cần hiểu con đường bát-thánh-đạo không khác với con đường đạo đức, thiền định và trí huệ. Ba yếu tố đạo đức, thiền định và trí huệ phát triển đồng thời cũng như tám yếu tố của bát-thánh-đạo hỗ trợ nhau phát triển vậy. Chúng ta thực tập cốt yếu là nhằm phát triển tám yếu tố này bên trong chúng ta.  

Nhu Nhược - Truyện ngắn của Anton Chekhov


TQ: Nhu nhược là một trong các yếu tố bào mòn niềm tin của con người. Hưởng ứng nỗ lực Tái tạo niềm tin của FACE và Đại học Hoa Sen (09.12.2013), chúng tôi xin giới thiệu truyện ngắn hài hước đặc sắc của Anton Chekhov phản ánh tính nhu nhược của con người. Trên đời này làm kẻ mạnh mới dễ làm sao? Một phần cũng vì kẻ yếu thường hay nhu nhược...!



Một hôm tôi gọi cô Iulia Vasilievna - gia sư của bọn trẻ đến phòng làm việc. Đã đến hạn thanh toán tiền công cho cô ấy.
-Cô ngồi xuống đi, cô Iulia Vasilievna - tôi nói
- tôi sẽ thanh toán tiền công cho cô. Tôi chắc cô cũng cần tiền, nhưng là một người tự trọng nên chắc cô không tiện hỏi, đúng không? Chúng ta đã thoả thuận với nhau là 30 rúp một tháng nhỉ.

Giáp Văn Dương: Câu chuyện của niềm tin

TQ: Nhân dịp tham dự chương trình Tái tạo niềm tin của FACE và Đại học Hoa Sen tổ chức ngày 09.12.2013, chúng tôi xin giới thiệu lại bài Câu chuyện của niềm tin của TS Giáp Văn Dương chia sẻ cùng các anh chị và các bạn.

Nguồn: Tia Sáng, ngày 06/02/2013
Tác giả: Giáp Văn Dương


Câu chuyện của niềm tin

1. Như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học.

Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài, tôi có bạn bè mới, thầy cô mới, đồng nghiệp mới. Trong công việc không có định kiến, không có phân biệt. Tất cả diễn ra trong một sự trung thực và cởi mở hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức ngạc nhiên.

Thương mái trường xưa

Truyện ngắn của Võ Hồng

Chiều qua đi ngang rạp chiếu bóng Hưng Ðạo, tôi gặp cô Châu Phi và thầy Ngân.
    Tôi mừng quá:
   - Chào thầy, cô. Thầy, cô còn nhớ em không?
    Cô Châu Phi cười liền:
   - Sao không nhớ? Em chuyên môn đọc chữ because ra thành bia cam cô quên sao được?

Tiếng Chuông Triêu Mộ

Truyện ngắn của Võ Hồng



Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc :

Thấy nguyệt tròn thì kể tháng
Nhìn hoa nở mới hay xuân.


Giữa Tĩnh Lặng Cao Nguyên


Nguồn: Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo 12/2007
Tác giả: Huỳnh Ngọc Chiến

Tôi quay lại Buôn Ma Thuột trong chuyến công tác hằng năm. Nhưng lần này tôi về với cái thành phố cao nguyên trầm lặng đó - thành phố mang tướng ”nội mi” của người phụ nữ đứng tuổi - với tâm trạng trĩu nặng muộn phiền.