2. Những nguy hiểm trong đời sống tương lai (b)

B. Phương diện chủ quan

Không ai khác có thể hộ trì chúng ta khỏi rơi vào các cảnh giới khổ. Điều này chỉ thành tựu được khi tránh những nguyên nhân đưa đến các cảnh giới tái sanh đầy khổ đau . Nguyên nhân dắt dẫn chúng ta tái sanh về một cảnh giới nào đó là do nghiệp, đó là những hành động có tác ý của chúng ta. Nghiệp chia làm hai loại, thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Thiện nghiệp do động cơ vô tham, vô sân và vô si chi phối, ngược lại, bất thiện nghiệp do các động cơ tham, sân và si thúc đẩy. Hai loại nghiệp này đưa đẩy chúng sanh đi tái sanh theo hai hướng: thiện nghiệp đưa chúng sanh tái sanh về các thiện thú, ác nghiệp dắt chúng sanh đến các ác thú.


Chúng ta không thể nào xóa bỏ đi các cảnh giới khổ đau; các cõi này tiếp tục tồn tại vì thế giới tồn tại. Để tránh tái sanh về các cảnh giới này, chúng ta nên quán sát bản thân mình, bằng cách điều phục các hành nghiệp của mình, không tạo các ác nghiệp để khỏi lao mình vào cảnh giới khổ đau. Tuy nhiên, để tránh tạo các ác nghiệp, chúng ta cần sự giúp đỡ với hai lý do chủ yếu.

Thứ nhất, con đường tạo nghiệp mở ra trước mắt chúng ta rất đa dạng và vô số, chúng ta thường không biết ngả nào mà đi. Một số hành động có thể phân biệt thiện, ác dễ dàng nhưng có một số không thể thẩm định được. Chúng ta sẽ rơi vào tình trạng bối rối khi gặp phải tình huống như vậy. Để có thể chọn lựa đúng, chúng ta cần sự hướng dẫn – những lời hướng dẫn rõ ràng phải từ một người biết giá trị đạo đức của các hành nghiệp và những con đường đưa đến các cảnh giới khác nhau.

Nguyên nhân thứ hai chúng ta cần sự giúp đỡ vì ngay cả khi chúng ta có thể phân biệt được đúng và sai, chúng ta vẫn bị bản năng xúi giục lao vào làm việc quấy ác sai lầm mà bỏ đi việc tốt. Hành động không phải luôn luôn đi theo quyết định sáng suốt của mình. Chúng thường bị động cơ ham muốn thúc đẩy một cách sai lầm mà chúng ta không thể kiềm chế được. Bị thúc đẩy như vậy, chúng ta cứ lao đầu vào làm những việc hại mình, biết vậy mà vẫn cứ phải bó tay nhìn mình hành động ngu xuẩn như thế. Chỉ khi nào có được trí tuệ cao hơn, chúng ta mới có thể làm chủ được tâm mình, kiềm chế các hành động. Điều này đòi hỏi phải có nguyên tắc. Để tiếp thu được những nguyên tắc đúng đắn chúng ta cần sự hướng dẫn của người nào có khả năng hiểu được quá trình vận hành vi tế của tâm và có thể dạy chúng ta cách điều phục những động cơ do bản năng chi phối khiến chúng ta lao vào tạo nghiệp ác hại mình. Bởi vì những hướng dẫn này và người lập ra chúng sẽ cho chúng ta nơi nương tựa để hộ trì các khổ đau và tổn hại trong tương lai, chúng ta nên coi đó là nơi nương tựa thật sự cho chúng ta.

Đây là nguyên nhân thứ hai để chúng ta quy y – cần làm chủ tâm mình, điều phục những hành động xấu để tránh rơi vào các cảnh giới khổ trong tương lai.

Bhikkhu Bodhi
Ngọc An dịch

Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala


Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
Trung Bộ Kinh số 61
(Ambalatthikà Ràhulovàda sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Rahula (La-hầu-la) ở tại Ambalatthika (rừng Ambala). Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalatthika, chỗ Tôn giả Rahula ở. Tôn giả Rahula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Rahula:

-- Này Rahula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không?

2. Những nguy hiểm trong đời sống tương lai

A. Phương diện khách quan 

Nguy cơ gây ra tổn hại và nguy hiểm không dừng lại với cái chết. Theo triết lý Phật giáo, chết là để mở đầu cho một kiếp sống mới và như thế có nguy cơ đưa đến đau khổ nữa. Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sanh bị tham ái và vô minh cột trói mà phải chịu luân hồi sanh tử. Khi nào động cơ này còn thúc đẩy chúng sanh đi tìm sự sống, cuộc sống vẫn cứ phải tiếp tục sau cái chết, đem theo tưởng và hành ở kiếp sống quá khứ. Không có linh hồn luân chuyển từ kiếp sống này qua kiếp sống khác, chỉ có dòng tâm thức không ngừng biến chuyển đưa chúng sanh đi tìm một hình thức sống mới phù hợp với hành nghiệp của người ấy sau khi chết.

1. Những nguy hiểm trong đời sống hiện tại

A. Phương diện khách quan

Nguy hiểm rõ ràng nhất hiện ra trước mắt ta là sự tạm bợ mong manh của cơ thể vật lý và của cải vật chất. Từ khi sinh ra đến nay chúng ta đã từng bị bệnh, tai nạn và bị thương. Thiên nhiên cũng quấy nhiễu đời sống chúng ta với những thiên tai như động đất và lũ lụt, xã hội nhiễu nhương với tội phạm, bóc lột, đàn áp và sự đe dọa của chiến tranh. Những sự kiện về chính trị, xã hội và kinh tế luôn có nguy cơ đứng trước sự khủng hoảng. Những cố gắng gọi là cách tân, cách mạng luôn kết thúc với một quy trình mòn cũ của sự trì trệ, bạo động và vỡ mộng. Ngay cả trong thời đại tương đối an bình ổn định cũng không hoàn toàn yên ổn. Những khó khăn bất ngờ cùng những tình huống không như ý cứ thế thay phiên nhau xảy ra không dứt.

Chúng ta có thể may mắn tránh được nhiều điều bất hạnh lớn trong cuộc sống, có một điều chúng ta không thể tránh. Đó là chết. Chúng ta bắt buộc phải chết, đành buông xuôi tất cả những của cải giàu sang, kiến thức thông thạo, sinh lực tràn đầy mà đành bất lực trước sự thật không thể nào tránh khỏi: Chết. Cái chết đè nặng trĩu lên ta từ khi mình mới sinh ra. Từng sát-na, từng sát-na đưa chúng ta xích lại gần sự thật không thể trốn thoát này. Chúng ta cứ đi dọc cuộc đời, cảm thấy an ổn, thoải mái thì chẳng khác nào một người đi qua một hồ nước đóng băng, tin rằng mình an ổn trong khi đó băng đang rạn nứt ngay dưới chân mình