Bắt đầu từ chỗ bắt đầu (tiếp theo)

Tiến lên một bước, khi đang làm việc gì ta cũng luôn luôn ý thức sáng tỏ mình đang làm việc đó. Chợt một cơn giận nổi lên, ta liền biết mình đang giận. nhờ có định tâm tu tập nên ta liền đủ sức chuyển hoá cơn giận. nói cách khác, nhờ có gáo nước lạnh của sự tỉnh giác giội vào cơn giận nên nó tắt ngấm ngay.

Cứ như thế mà bình tâm trong suốt quang chiếu, suy nghĩ sâu xa thì thấy rõ chân lý là: Ta không có "cái ta" nào khác ngoài tất cả mọi sự vật, sự kiện mà ta ý thức về nó, kể cả tư tưởng của ta nữa. Ta là mọi sự vật mà ta đang ý thức về nó, biết rõ nó lúc ấy. Ta biết, là ta biết về một cái gì, chứ không thể biết mà không có đối tượng được. Ta nhận diện ta là tâm ý của ta. Từ đó, mọi đối tượng đổ tới, ta phải biết chọn lựa, giữ tâm ý không buông thả tha hồ chạy theo lời lời mời gọi của thói quen bấy lâu. Ta cố gắng nuôi dưỡng tốt đời sống nội tâm vắng lặng ấy.
Vậy, ta bắt đầu từ chỗ bắt đầu chính là làm chủ được tâm ý. Tu tập là chuyển hoá, chặn đứng thói quen cũ với một ý chí và nghị lực kiên cố. Trước đây,vừa nghe lời khen chê là ta liền phản ứng bằng tâm lý thói quen: vui mừng hoặc giận dữ. Bây giờ làm chủ được tâm ý kiên cố, ta yên lặng, kiên nhẫn lắng nghe. Nếu lời chê bai kia quả là đúng thì ta thấy đó là một tia sáng soi rọi vào chỗ u tối của tâm thức mình. Nếu lời chê bai kia sai thì ta biết là do ẩn ý nào đó đặt ra. Ta không mảy may bị lung lạc dễ dàng như trước kia. Nếu quán chiếu sâu sắc thì ta thấy đó chỉ là cơn gió thoảng qua đồng vắng. Người thiếu quán chiếu thì bản ngã rất nhạy cảm trước mọi đối tượng. Nó phản ứng dữ dội về đối tượng, mà mục đích của sự phản ứng đó có tính chất bản năng là để bảo vệ bản ngã. Ta quán chiếu thấu triệt được sự giả dối của bản ngã thì dù trước mọi oan ức ta vẫn tỉnh lặng như tờ, không đau khổ và cũng không cần phải thanh minh lời này lẽ nọ. Ta phát triển trí tuệ vô ngã thì ta đủ sức mạnh nội tâm để nhận lãnh mọi lời chê bái sỉ nhục một cách hoan hỷ. Khi mọi nghịch cảnh đổ ập tới, ta ứng sử trên nền tảng vô tâm, tĩnh lặng. biết rõ tâm nên ta không mê muội manh động, phản ứng theo thói quen mà tạo nghiệp ác.
Hồi đầu thị ngạn là một tia sáng vọt lên giữa đêm trường tâm tối của nếp sống theo thói quen xấu ác vây bủa khắp lối. Thói quen lớn là tập tục, dư luận xã hội. Có những thói quen lâu đời tồn tại trong xã hội, chi phối, mọc rễ trong tâm hồn biết bao người. Trong những thói quen ấy, không hẳn là hoàn toàn tốt, đôi khi nó chỉ có giá trị nhất định, có hữu hiệu cho một thời đại nào đó thôi. Ấy thế mà người ta cứ đeo theo nó, mặc nhiên truyền lại qua từng thế hệ đi sau để rồi lấy đó làm chỗ dựa tinh thần, tình cảm… Mọi thứ sự tướng cũng là phương tiện chỉ cầu cho một giai đoạn tinh thần, tình cảm nào đó. Ta không thể sống an phận, thiếu nghị lực vương lên khi ta phát triển trí tuệ, như người thanh niên không thể mặc chiếc áo hồi còn bé thơ.
Hồi đầu thị ngạn là một công việc chuyển hướng tâm tư tình cảm, nhận thức vô cùng vĩ đại. Nó chuyển đổi cả vận trình tư tưởng. Tu tập là một cuộc lên đường, một cuộc vượt lên biên tuỳ mãi mãi. Phải luôn tỉnh táo buôn bỏ kiến thức lỗi thời để không ngừng vươn lên. Nếu không thì ta sẽ vướng kẹt vào ám khí của những tri thức cũ, bị chúng ngăn che tánh giác mà đáng lẽ phải được nuôi dưỡng bằng những gió trời tươi mát trong xanh có giá trị hơn.
Ta phải luôn đề phòng bịnh kiến chấp. Bịnh này rất dễ phát sanh khi cơ thể tinh thần bị tiêm nhiễm thói kiêu ngạo, khi ngọn hải đăng tỉnh giác bị tắt mất. người ta thiếu suy nghĩ để tìm ra mình thì rất dễ an nhàn sống bám vào sự tướng, lâu ngày sẽ bị sự tướng nuốt chửng mất cả tâm hồn. Khi ấy, ta trở thành sự tướng. Sự tướng mặc nhiên trở thành bản ngã thứ hai của ta. Vì thế, ở một góc độ nào đó trên hành trình tu tập, hồi đầu thị ngạn mang tính triết học sâu sắc. Xưa kia nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socratre đã lên tiếng chỉ cho mọi người con đường tìm lại chính mình khi ông bảo: "Hãy tự tri".
Giá trị lớn lao của triết học là luôn luôn quấy động đời sống tinh thần, thúc giục mọi người hãy thức tỉnh mà tìm lại con người thật của chính mình. Điều này thì chân pháp của đức Phật-Thích-Ca-Mâu-Ni từng nhấn mạnh, xem đó là cửa ngõ để bay vào khung trời vĩnh tịch hằng hữu vô nhiễm.
Hồi đầu thị ngạn là tiết mùa tinh thần báo tin cho hoa cỏ tâm hồn rào rạt dậy dơm hoa khắp lối. Mỗi ngày ta nhìn thấy cuộc đời tươi mát rạng rỡ chính vì ta luôn nuôi dưỡng ngọn đèn hồi đầu thị ngạn trong ta rực cháy mãi. Có hồi đầu thị ngạn thì đời sống tri thức Phật pháp trong ta mới sung túc, phong quang, có giá trị chắc thật. Thói quen chạy theo ngũ dục trong ta là một sức mạnh siết cứng kiên cố từ nhiều đời nhiều kiếp, không phải dễ dàng rủ bỏ, chỉ trừ bật thượng căn có chí khí lẫm liệt.
Hồi đầu thị ngạn còn tuỳ thuộc một phần lớn ở cơ duyên. Có người chợt nghe một câu kinh mà thấu ngộ chuyển hướng hoàn toàn cuộc đời mình, như ngài Huệ Năng chẳng hạn.  Nhưng đó là những bật phi thường, ngoại hạng. Đối với phàm nhân chúng ta thì không có phương pháp nào hơn là phải khiên trì tỉnh giác, theo dõi hơi thở để trở về tự tâm. Thường xuyên và mãi mãi như thế, tâm ta luôn rừng rực một chí nguyện thoát ly khổ hải trong vô lượng kiếp. Điều này lại đòi hỏi chúng ta phải quáng chiếu sâu xa để thấy cái đáng chê chán của vòng tử sanh khép kín muôn đời tâm tối, nay ta đước ánh sáng Chánh pháp soi lòng, nếu không thoát khỏi chí nguyện ra đi, vĩnh viễn thoát ly cõi đời u ám này thì ta rất dễ tự chôn mình trong sự tướng và cuối cùng ta sẽ kết thúc cuộc đời trong đau khổ trăm bề. Đó là dấu hiệu chắc chắn phải quanh đi quẩn lại trong biển khổ luỵ của luân hồi.

Chân thật tu tập với chí nguyện thoát ly vững chắc thì phải luôn nhớ đến câu hồi đầu thị ngạn, lấy trí tuệ giải thoát làm lẽ sống của đời mính, mọi thứ khác của trần thế đều chỉ xem là phương tiện chứ không phải mục đích. Lãng quên ý thức "hồi đầu thị ngạn" thì đời ta chỉ là ao tù ẩm tanh mùi trần dục. Người tu tập thường sống theo nguyên tắc "tam thường bất túc" chính là nhầm mục đích không ngừng nuôi dưỡng trí tuệ, dành thì giờ cho công nghiệp vĩ đại của đời ta là hướng đến sự giác ngộ và giải thoát. Ta giác ngộ từng bước chính nhờ khuynh hướng "hồi đầu thị ngạn" vững chắc. Từ đó, lấy vô trước làm công viên cho tâm hồn, đời ta mới rạng rỡ giá trị giải thoát tối thượng.
Trí Không