Về những lời cảm hứng của đức Phật: Giác ngộ (1)

TQ: Trong tuần vừa qua, Thiện Đức có giới thiệu một bài kinh Phật Tự Thuyết trên trang TQ. Đó là việc làm ngẫu nhiên tùy thích của Thiện Đức khi bạn được yêu cầu giới thiệu các kinh căn bản làm nền tảng cho việc học pháp tu thiền cho thân hữu Thiền Quang. Vì chưa rành cả về kinh điển và về kỹ năng làm mạng thông tin điện tử nên cách giới thiệu chưa được vừa ý.
Hôm nay, chúng tôi đọc và thấy việc giới thiệu kinh Phật Tự Thuyết đồng thời với các kinh căn bản như kinh Nhập tức xuất tức niệm là việc có ích. Đơn giản là vì trong khi những bài kinh căn bản làm nền tảng cho việc học pháp tu thiền trích từ Kinh Trung bộ khá dài và khó đọc, các bài kinh trích từ Kinh Phật Tự Thuyết rất ngắn và dễ đọc. Đọc Kinh Phật Tự Thuyết có thể giúp chúng ta dễ hiểu nội dung các bài kinh dài và khó đọc kia hơn. Nhất là đối với người bắt đầu học pháp tu thiền, (đặc biệt là với người bắt đầu tu thiền mà không chịu học pháp! :p). Đặc biệt hơn là, ngay cả với một số bài kinh ngắn trong Kinh Phật Tự Thuyết, nếu đọc bản dịch tiếng Việt không thôi, hiểu được nội dung là việc khó. Nếu các bạn đọc được bản dịch tiếng Anh, các bạn sẽ thấy, việc lĩnh hội nội dung kinh sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ, với trong bài kinh đầu tiên có đoạn kệ, bản dịch tiếng Việt là:
Thật sự, khi các pháp,
Có mặt, hiện khởi lên,
Đối vị Bà-la-môn,
Nhiệt tâm hành thiền định,
Khi ấy, với vị ấy,
Các nghi hoặc tiêu trừ,
Vì quản tri hoàn toàn,
Pháp cùng với các nhân.
(Hòa thượng Minh Châu dịch)

và bản dịch tiếng Anh là:
As phenomena grow clear
to the brahman — ardent, in jhāna —
his doubts all vanish
when he discerns
a phenomenon with its cause.
(Thiền sư Thanissaro dịch)
còn đây là một bản dịch tiếng Anh khác:
When things become manifest
To the ardent meditating brahman,
All his doubts then vanish since he understands
Each thing along with its cause.
(John D. Ireland dịch)
Rõ ràng nội dung không có gì khác lắm trong các bản dịch, nhưng nếu người đọc chưa quen với cách diễn kệ trong văn học Phật giáo, đồng thời cũng chưa học pháp Phật bao giờ, thì cách ngắt câu, cách đặt dấu “,” có thể làm cho chúng ta khó nắm bắt nội dung đoạn kệ. Khi chúng ta đọc bản dịch tiếng Anh, chúng ta sẽ hiểu đơn giản là: Khi sự vật hiện tượng biểu hiện rõ ràng trước người tu tập thiền định thì tất cả nghi hoặc của người ấy không còn nữa, bởi vì người ấy đã hiểu rõ mọi sự vật hiện tượng và nguyên nhân của sự vật hiện tượng đó. Nói gọn là hiểu sâu nhân quả kể như đã ngộ.  

Vì vậy, để giúp cho việc đọc hiểu nội dung kinh tốt hơn, từ nay, khi giới thiệu Kinh Phật Tự Thuyết, chúng tôi sẽ cố gắng giúp Thiện Đức trích đăng bản dịch tiếng Anh (nếu chúng tôi tìm được) ngay sau bản dịch tiếng Việt để một số bạn đọc Thiền Quang tham khảo thêm.
Phật Tự Thuyết, trong tiếng Pali, là Udana. Những kinh này đức Phật tự giảng nói do cảm hứng hiện thời chứ không phải do ai thỉnh mà đức Phật thuyết. Vì vậy, có khi Udana cũng được dịch là Cảm Hứng Ngữ, nghĩa là Những lời cảm hứng, hay Vô vấn tự thuyết, nghĩa là Không hỏi tự nói. Thú vị là, trong văn học cổ đại Ấn Độ, từ Udana có nghĩa là hơi thở sinh mệnh (prana, apana). Giới thiệu tập kinh này với những bạn bắt đầu học pháp tu thiền, nhất là thiền thở, có vẻ hợp lý.
Tập Udana có tất cả 80 kinh. Kinh nào cũng ngắn cả. Chúng tôi sẽ giới thiệu lần lượt sau đây. Bản dịch tiếng Việt là của Hòa thượng Minh Châu. Bản dịch tiếng Anh là của Thiền sư Thanissaro. Nếu giới thiệu bản dịch tiếng Anh khác, chúng tôi sẽ ghi tên dịch giả sau bản dịch.  
--------------------------------------
Udana 1 - Giác ngộ (1)  
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn ở Uruvelà, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Bồ đề, khi mới chứng Chánh Đẳng Giác. Lúc bấy giờ, Thế Tôn trong bảy ngày ngồi trong một thế ngồi kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy, ra khỏi định ấy, trong đêm canh thứ nhứt, khéo thuận chiều tác ý lý Duyên khởi: "Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Tức là duyên vô minh, có các hành; duyên các hành, có thức; duyên thức, có danh sắc; duyên danh sắc, có sáu xứ; duyên sáu xứ, có xúc; duyên xúc, có thọ; duyên thọ, có ái; duyên ái, có thủ; duyên thủ, có hữu; duyên hữu, có sanh; duyên sanh, có già, chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy là sự tập khởi của khổ uẩn này".
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
1. Thật sự, khi các pháp,
Có mặt, hiện khởi lên,
Đối vị Bà-la-môn,
Nhiệt tâm hành thiền định,
Khi ấy, với vị ấy,
Các nghi hoặc tiêu trừ,
Vì quản tri hoàn toàn,
Pháp cùng với các nhân.
(Bản dịch của Hòa thượng Minh Châu)
---------------------------
Bodhi Sutta: Awakening (1)
I have heard that on one occasion, the Blessed One was staying at Uruvelā on the bank of the Nerañjarā River at the root of the Bodhi tree — the tree of awakening — newly awakened. And on that occasion he sat at the root of the Bodhi tree for seven days in one session, sensitive to the bliss of release. Then, with the passing of seven days, after emerging from that concentration, in the first watch of the night, he gave close attention to dependent co-arising in forward order, thus:
When this is, that is.
From the arising of this comes the arising of that.
In other words:
From ignorance as a requisite condition come fabrications.
From fabrications as a requisite condition comes consciousness.
From consciousness as a requisite condition comes name-&-form.
From name-&-form as a requisite condition come the six sense media.
From the six sense media as a requisite condition comes contact.
From contact as a requisite condition comes feeling.
From feeling as a requisite condition comes craving.
From craving as a requisite condition comes clinging/sustenance. From clinging/sustenance as a requisite condition comes becoming.
From becoming as a requisite condition comes birth.
From birth as a requisite condition, then aging-&-death, sorrow, lamentation, pain, distress, and despair come into play. Such is the origination of this entire mass of suffering & stress.
Then, on realizing the significance of that, the Blessed One on that occasion exclaimed:
As phenomena grow clear
to the brahman — ardent, in jhāna —
his doubts all vanish
when he discerns
a phenomenon with its cause.
(Bản dịch của Thiền sư Thanissaro)



Paṭhamabodhisuttaṃ

[PTS Page 001] [\q 1/] evaṃ me sutaṃ: ekaṃ samayaṃ bhagavā uruvelāyaṃ viharati najjā nerañjarāya tīre bodhirukkhamūle paṭhamābhisambuddho. Tena kho pana samayena bhagavā sattāhaṃ ekapallaṅkena nisinno hoti vimuttisukhapaṭisaṃvedī.

Atha kho bhagavā tassa sattāhassa accayena tamhā samādhimhā vuṭṭhahitvā rattiyā paṭhamaṃ yāmaṃ paṭiccasamuppādaṃ anulomaṃ sādhukaṃ manasākāsi "iti imasmiṃ sati idaṃ hoti, imassuppādā idaṃ uppajjati, yadidaṃ avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ, viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṃ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti.Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotī"ti.

Atha kho bhagavā etamatthaṃ viditvā tāyaṃ velāyaṃ imaṃ udānaṃ udānesi:

Yadā have pātubhavanti dhammā
Ātāpino jhāyato brāhmaṇassa,
Athassa kaṅkhā vapayanti sabbā
Yato pajānāti sahetudhammanti.