Sự giác ngộ thường được mô tả như một cuộc hành trình lên đỉnh một ngọn núi.
Chúng ta để lại sau lưng những lưu luyến giữa trần thế, từ từ chinh phục đỉnh
cao. Một khi đã lên đến đỉnh, chúng ta đã vượt qua tất cả khổ đau. Vấn đề duy
nhất của phép ẩn dụ này là chúng ta bỏ lại tất cả những người khác ở phía sau.
Nỗi đau khổ của họ vẫn tiếp diễn, và sự trốn chạy của chúng ta không hề làm nỗi
đau của họ được thuyên giảm.
Trên hành trình của một vị Bồ-tát dấn thân, đường đi hướng
xuống, chứ không phải hướng lên, như thể là đỉnh ngọn núi chạm mặt đất thay vì
chạm bầu trời. Thay vì vượt qua đau khổ của mọi loài, chúng ta hướng đến những rối
khổ của cuộc sống, bất chấp chúng ta có thể giúp được gì hay không. Chúng ta ngộ
ra chân lý, sự khôn lường của bất trắc và khổ đau; và chúng ta không cố gắng đẩy
nó ra xa. Nếu phải mất thật nhiều năm tháng, có khi cả cuộc đời, để ngộ ra điều
này, chúng ta hãy để nó diễn ra tự nhiên.
Trên đường đi của mình, không cần động
lực hay áp chế nào, chúng ta cứ thong dong từ từ thả bước. Cùng với hàng triệu
bước đi của những người đồng hành khác, họ sẽ được giác ngộ từ nỗi sợ hãi. Cuối
cùng, chúng ta cũng tìm thấy nước, nguồn nước chữa bệnh của tâm bồ-đề. Tâm bồ-đề
là tâm của chúng ta – tâm đã từng bị tổn thương và thuần thục. Ngay giữa vạn vật,
chúng ta nhận thấy tình thương yêu không bao giờ chết. Tình thương yêu này là
tâm bồ-đề, thật nhẹ nhàng và ấm áp, trong sáng và sắc bén, cởi mở và bao dung. Tâm
bồ-đề được khai mở là tính thiện căn bản của vạn loài.
Pema Chodron
Như là một món quà từ
các bạn, xin các bạn cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến đóng góp dưới đây. Sự chia sẻ của các bạn tạo nên một sức sống thực làm tươi nhuận cho
cuộc sống của tất cả chúng ta.