Góp ý về dạy dỗ trẻ em

Rất ít người có thể vừa đọc sách vừa nói chuyện, vừa viết vừa đọc bài cho người khác nghe cùng một lúc. Nghe nói chỉ có Cesar, Sevorov, Na-poléon là có khả năng nầy. Igor Matiunin, lãnh đạo Trung tâm Vệ sinh Tâm thần Liên Xô, một tổ chức tự túc và phi chính phủ, tin rằng có thể phát triển khả năng cho mợi trẻ em thông qua thầy giáo và nhà trường. Đây là một phương tiện không thể thiếu được để nâng cao tính người và tính nhân bản của xã hội loài người, ngoài việc nâng cao kiến thức trí tuệ, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật. Quan điểm của Yegeny Ilyin, một nhà sư phạm tiến bộ thuộc trào lưu Berestroika, như sau:

1-    Tại sao người ta đi học?
Trẻ con đi đến trường là để được hưởng hạnh phúc, mong đợi niềm vui, những cuộc gặp gỡ phi thường với những người thông thái và tử tế… Hãy nhìn kỹ vẻ mặt sáng tươi của các đứa trẻ, giống như các gương mặt trong sáng của Ruskin- Lemontov của Byron hay Goethe. Nhưng tại sao ai trong chúng ta cũng có những ánh sáng tươi đẹp ấy trên gương mặt ở giai đoạn đầu của cuộc đời, mà sao lại rất lịm dần đi?  Tại sao tâm hồn chúng ta sập tối đi? Tại sao một kho tàng những khả năng thiên phú đó của chúng ta lại thành vô dụng? Trường học có tội lỗi gì ở đây không? Ý kiến thông thường cho là có. Phiền trách nhà trường để làm sao, trong khi quên rằng trường học không chỉ là một tổng số số học mà còn là một tập thể của các con người. Tôi đã từng làm huấn luyện viên tại một nhà nghỉ công nhân, làm tài xế chuyên nghiệp, làm tài xế chuyên nghiệp, làm một nhà báo, tôi gần hoàn tất một luận án khoa học. Bất cứ làm gì tôi đều làm tốt. Nhưng vẫn còn thiếu cái gì đó. Bỗng nhiên tôi nhận ra rằng tôi muốn dạy dỗ trẻ con, tôi muốn thâm nhập vào thế giới của chúng, một thế giới hiền từ và nhân bản hơn thế giới của người lớn. Trẻ con luôn luôn ủng hộ và giúp đỡ những thành tựu của người lớn chúng ta. Nhưng điều này chỉ xảy ra nếu chúng ta biết học tốt cũng như biết cách dạy tốt, và nếu chúng ta tự mình tiến lên cũng tốt như đưa người khác tiến lên. Đối với những ai muốn trở thành thầy giáo, khi bắt đầu mang hành trang nhà giáo lenn đường thì phải tự nhủ rằng: “nếu không có tôi thì ở đó sẻ không có trường học”. Và “tôi không chỉ chịu trách nhiệm với ngôi trường tôi đang làm việc mà còn với mọi ngôi trường tôi đang làm việc xem như là một cơ cấu của xã hội tôi”. Trẻ con giống như một đống rơm khô, ném vào đó một tàn lửa thì nó sẽ bùng cháy lên, còn nếu ném vào đó một que diêm đã cháy rồi thì chả có gì cả. Chúng cần vai trò của nhà trường và thầy giáo là ở chỗ đó.
2-    Văn chương là một thầy giáo về môn đạo đức tổng quát:
Nó có hoàn thành nhiệm vụ của nó không? Chúng ta có làm tốt cái công việc dẫn truyền nó không? Không, tôi không nghĩ thế. Chichiko của Gogol trong Những linh hồn chết đã kêu lên: À, mày là cái thăng ngốc tí hon. Vân, chúng ta đã thấy đủ loại ngốc tí hon xung quanh ta, mập có ốm có, giàu có nghèo có , sẵn sàng chạy theo bất cứ thứ gì và đi theo nhịp sống đập sẵn đến cùng đời. Họ cũng đã sống, đã đi học ở trường. Tôi kiên định với ý nghĩa là từ thời kì thơ ấu phải kiểm soát chặt chẽ về đạo đức, vì lúc đó trí tuệ phán đoán chưa có và tâm hồn trẻ con như một trang giấy trắng, tổng thể đạo đức trong nhân cách chưa được vun trồng. Hãy so sánh nghề giáo với nghề diễn viên sân khấu, một người có thể làm cho hàng trăm người, hàng nghìn người hoặc cười hoặc khóc, và người nghệ sĩ ấy có thể đã phải xúc động sâu sắc và mãnh liệt, vì là một nhân vật trên sân khấu. Còn thầy giáo cũng phải là nhân vật của học trò của ông. Nếu anh cảm thấy không có đủ năng lực tinh thần để đóng vai trò ấy thì nên từ bỏ thầy giáo, nên rời bỏ nhà trường.
3-    Tự do là một điều kiện tiên quyết của giáo dục:
Tự do rất cần thiết cho sự cộng tồn giữa thầy và trò cho sự hợp tác thành công. Các công việc thông thường lâu năm như việc cho điểm nhất là điểm thấp điểm xấu, việc làm các báo trường, việc đăng kí nhập học với mọi loại giấy tờ rắc rối.. đều có nhiều cái hại, cái vô ích hơn là cái tốt, mà sẽ gây ra phần lớn các hậu quả xấu về sau cho học sinh cho nhà trường. Mọi học trò ở nhà trường có cái nhịp điệu riêng của nó. Chạy, học, nghỉ, đi, đứng, hãy làm cái gì tốt nhất cho chúng, không cần vội vàng cho điểm. Hãy cho học trò được tự do hoặc theo nhịp điệu của chúng và cái quyền được học hành yên tĩnh. Học sinh là tương lai của chúng ta. Cho học sinh  trong trường học quá trình dân chủ hóa xã hội mới bắt đầu. Nếu trẻ em không thích một đề tài sáng tác nào ra cho chúng, thì hãy để nó ra đề tài. Nếu nó chưa hoàn tất được bài luận văn thì cứ để nó làm xong sau, thậm chí qua năm sau. Đùng chạy theo số lượng mà chúng đọc hay số lượng bài mà chúng viết. Chất lượng quan trọng hơn số lượng. Nếu một đứa trẻ chỉ đọc có một cuốn sách mà có thể làm xúc động đến trái tim và khối óc của nó, thì có thể nói rằng một việc gì rất hiệu ích đã xảy ra, giống như Ostrovski khi đọc song cuốn Ruồi Trâu (mà sau này ông đã viết ra cuốn chuyện bất hủ: Thép Đã Tôi Thế Đấy).
4-    Biện pháp và học cụ:
Ilyin cũng có nhiều biện pháp dạy học và học cụ đơn giản, thích học với các lớp học trò, được dựa theo kinh nghiệm dạy lâu năm. Chúng giúp đánh tan nhũng căng thẳng nội tâm và những đè nén ẩn ức nơi đứa trẻ. Đừng quá nghiêm túc về sách vở, cứ cho nó xé tập ra để viết vẽ đầy vào, cho xé tờ nữa, không có vấn đề gì cả. Rồi những sợ sệt nghi ngờ của chúng sẽ tan đi, và chúng bắt đầu suy nghĩ.
5-    Về việc thi cử:
Ông cho rằng nó đã được thực hiên theo lối mà không một thầy giáo nào có thể giúp đỡ gì được cho học trò mình, và đó là một sự vi phạm đạo đức sư phạm. ông thường lặng lẽ đi đến nơi học trò đang làm bài thi để cho ý kiến khuyên nhủ, không phải một cách sơ đẳng lộ liễu. Ông không nới “hãy chấm câu ở đây. Hãy đặt một chữ vào kia. Hãy dùng từ này”, mà nói “tôi sẽ dùng một từ khác ở đây có lẽ hợp hơn, em hãy nghĩ lấy và tự tìm ra từ ấy”. Đới với ông thi cử là một bài học cuối cùng mà lúc đó ta có thể làm điều gì đó, dạy thêm điều gì đó cho đứa trẻ, và học trò được giải thoát khỏi sự sợ hãi thường có, sẽ dễ dàng làm bài thi thoải mái, trôi chảy.
6-    Nguyên tắc chính của Ilyin là “tại trường học không được có bất kì gây ra sợ hãi” vì sợ hãi là một sự sỉ nhục. Sợ hãi và lo sợ chừng phạt không giúp ích gì trong việc giáo huấn cãi sửa của bất kì ai, nhưng lại làm cho nhiều học trò oán ghét trường học. Chẳng hạn việc mời cho mẹ học sinh đến trường làm viêc, không ích lợi gì cả, mà thường khi gây phản tác dụng. để thiết lập quan hệ tốt giữa trường và gia đình, để giúp hai bên hợp tác một cách tế nhị và hiệu quả thì chỉ cần sắp xếp một buổi học chung mỗi tuần. Không khó chọn tiết học thích hợp cho cả ba phía nhà trường, gia đình, chính học trò. Hãy để cho thầy giáo, gia đình và học trò cùng nghe cùng suy nghĩ, sẽ có ích lợi nhiều hơn. Nhà trường phải được đặt căn bản trên sự căn bản hổ tương giửa trẻ con và người lớn. Nhà trường phải là một thế giới hiền dịu nhân ái và vui vẻ đối với trẻ con.
Phải chăng đây là một lời giải cho bài toán giáo dục của các xã hội trì trệ hiện nay.

Thái Huyên